- Thời gian: hầu hết trẻ em bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên từ lúc được 4 - 7 tháng tuổi.
- Theo dõi các dấu hiệu: chảy nước dãi, nhai hay nghiến lợi, sưng nướu, ngủ mất giấc, sốt nhẹ là tất cả những dấu hiệu phổ biến nhất khi bé bắt đầu mọc răng.
Các mẹ có thể xem thêm video dưới đây để biết cách vệ sinh nướu cho bé:
- Chuẩn bị tinh thần cho mẹ: nếu mẹ đang cho con bú, đầu vú của người mẹ có thể bị thương do bé cắn hay nghiến bởi những chiếc răng đầu tiên của bé mới nhú ra. Việc này thường xảy ra ở cuối mỗi lần mẹ cho bé bú, vì vậy người mẹ nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc bôi làm lành vết thương mà không ảnh hưởng đến việc cho bé bú.
- Vệ sinh cho bé: khi bắt đầu mọc răng em bé có thể bị chảy nhiều nước dãi, bạn có thể bôi một chút thuốc mỡ lên cằm bé để tránh kích ứng và dùng yếm để giữ cho quần áo bé sạch sẽ và khố ráo.
Với nhiều em bé, mọc răng có thể là một giai đoạn rất khó khăn kèm theo cơn sốt nhẹ và quấy khóc. Nhưng những ngày khó ngủ, mệt mỏi cho cả mẹ và bé này sẽ không kéo dài mãi, do đó các mẹ nên kiên nhẫn khi con mình bước vào giai đoạn mọc răng.
Ảnh minh họa.
Một số lưu ý khi làm sạch răng cho bé:
Bạn nên bắt đầu làm sạch răng của bé ngay sau khi thấy xuất hiện mầm trắng màu ngọc trai đầu tiên nhô lên trên lợi của bé (đối với hầu hết trẻ sơ sinh thời điểm đó là khi bé được khoảng 4 tháng tuổi).
Howard Reinstein, một bác sĩ nhi khoa ở Encino, California, đồng thời là phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết: "Lúc đầu, chỉ cần sử dụng một miếng gạc làm ẩm với nước để lau các mảng bám trên răng và nướu răng của bé". Bạn không cần phải sử dụng kem đánh răng khi này, nhưng bạn nên làm sạch răng của bé hai lần một ngày”.
Khi em bé của bạn có nhiều răng hơn, bạn có thể thử sử dụng một bàn chải đánh răng nhỏ với chỉ hai hoặc ba hàng lông thật mềm để làm sạch răng cho bé. Lúc này, để chắc chắn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa xem có nên sử dụng kem đánh răng cho bé hay không, nếu có thì nên dùng loại kem đánh răng nào.
Nếu bạn sống trong một khu vực mà nguồn nước có chất florua, bác sĩ có thể khuyên không nên sử dụng kem đánh răng có chứa florua. Ngược lại, nếu nước không có florua, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ florua hay thuốc viên và giới thiệu kem đánh răng có chất florua. Dù bằng cách nào, bạn cũng nên biết florua có thể gây độc hại cho trẻ em nếu nuốt vào với số lượng lớn.
Để tránh những rủi ro không đáng có, hãy giữ kem đánh răng ngoài tầm với của con bạn, và chỉ sử dụng một lượng kem nhỏ bằng nửa hạt đậu khi dùng đánh răng cho bé. Bạn nên khuyến khích con nhổ kem đánh răng ra chứ không phải nuốt vào - một khái niệm không dễ hiểu đối với trẻ nhỏ.
Mọc răng là một quá trình khá tốn kém thời gian mà bé sẽ phải trải qua. Trong thực tế, bé sẽ mất 3 năm đầu tiên để mọc đầy đủ cả hàm răng.