Trong sáu tháng đầu tiên của cuộc đời, sữa là nguồn thức ăn chính, tốt nhất của bé. Khi lớn hơn một chút, cơ thể bé cần nhiều chất dinh dưỡng hơn mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ.
Cai sữa cho con là một quá trình và nó không phải là điều có thể dễ dàng thực hiện được ngay. Nếu người mẹ không giúp con thích nghi được với việc cai sữa thì rất có thể trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương và khó chấp nhận. Trẻ sẽ mất cảm giác ngon miệng và sức khỏe của bé sẽ bị suy giảm.
Vài dấu hiệu nhận biết bé muốn cai sữa
Theo các nhà khoa học thì khi bé được 4 tháng tuổi thì mẹ có thể tiến hành cai sữa cho con. Tuy nhiên ở thời gian này thì mẹ phải cực kỳ lưu ý đến sự thay đổi tùy vào nhu cầu cũng như thể trạng của bé.
Một trong những dấu hiệu giúp mẹ nhận ra thời điểm thích hợp để cai sữa cho bé là khi cảm thấy đầu của con đã cứng cáp hơn, không cần dùng tay để đỡ sau gáy. Bên cạnh đó, các mẹ có thể căn cứ vào một vài dấu hiệu như: bé đã ngồi vững mà không cần ai giúp đỡ, hoặc bé tỏ ra khó chịu, nhăn nhó sau khi bú mẹ, thường xuyên thức dậy vào ban đêm vì bị đói...
Cai sữa cho bé 6 tháng tuổi
Một thời gian dài cho con bú, trẻ sẽ gắn bó chặt chẽ và quen với việc được mẹ ôm ấp trong tay mỗi ngày. Khi bị cai sữa đột ngột, trẻ sẽ có cảm giác mẹ không còn yêu mình và cảm thấy bị tổn thương dẫn đến hay quấy khóc.
Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, người mẹ không nên cai sữa đột ngột cho con mà nên tiến hành từng bước một. Trước khi cai sữa cho trẻ, nên có một kế hoạch và đảm bảo rằng hệ tiêu hóa của trẻ tốt khi cai sữa.
Mẹ có thể cho con dùng thức ăn dặm và tăng dần số lượng. Khi cảm thấy trẻ có thể chấp nhận những thực phẩm này thì lúc đó mới bắt đầu cho trẻ cai sữa.
Cai sữa cho trẻ 12 tháng
Trẻ được 1 tuổi thường có cảm giác mạnh mẽ về sự an toàn, đặc biệt là trước khi ngủ. Nếu trẻ phải đi ngủ mà không có mẹ, trẻ sẽ cảm thấy buồn và có tâm lý nghi ngờ, sợ hãi. Đây được coi như giai đoạn bước ngoặt của trẻ bởi nó là khoảng thời gian người lớn tạo cho trẻ thói quen độc lập và tự ý thức về mọi thứ xung quanh.
Nếu lúc mẹ đột ngột cai sữa cho trẻ thì vô tình đã mang lại sự sợ hãi cho con vào ban đêm. Trẻ sẽ hấp thu dinh dưỡng kém dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thậm chí là chậm phát triển.
Một thời gian dài cho con bú, trẻ sẽ gắn bó chặt chẽ và quen với việc được mẹ ôm ấp trong tay mỗi ngày. Khi bị cai sữa đột ngột, trẻ sẽ có cảm giác mẹ không còn yêu mình và cảm thấy bị tổn thương dẫn đến hay quấy khóc.
Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, người mẹ không nên cai sữa đột ngột cho con mà nên tiến hành từng bước một. Trước khi cai sữa cho trẻ, nên có một kế hoạch và đảm bảo rằng hệ tiêu hóa của trẻ tốt khi cai sữa.
Mẹ có thể cho con dùng thức ăn dặm và tăng dần số lượng. Khi cảm thấy trẻ có thể chấp nhận những thực phẩm này thì lúc đó mới bắt đầu cho trẻ cai sữa.
Cai sữa cho trẻ 12 tháng
Trẻ được 1 tuổi thường có cảm giác mạnh mẽ về sự an toàn, đặc biệt là trước khi ngủ. Nếu trẻ phải đi ngủ mà không có mẹ, trẻ sẽ cảm thấy buồn và có tâm lý nghi ngờ, sợ hãi. Đây được coi như giai đoạn bước ngoặt của trẻ bởi nó là khoảng thời gian người lớn tạo cho trẻ thói quen độc lập và tự ý thức về mọi thứ xung quanh.
Nếu lúc mẹ đột ngột cai sữa cho trẻ thì vô tình đã mang lại sự sợ hãi cho con vào ban đêm. Trẻ sẽ hấp thu dinh dưỡng kém dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thậm chí là chậm phát triển.
(Ảnh minh họa)
Phương pháp hiệu quả lúc này chính là cho trẻ tập dùng thức ăn ngoài ngay từ lúc trẻ được 6 tháng. Khi trẻ bắt đầu quan tâm đến hương vị thức ăn khác ngoài sữa thì cha mẹ hãy sử dụng ngôn ngữ thích hợp để khuyến khích và củng tố tâm lý trẻ về việc cai sữa như một vấn đề tự nhiên.
Khi mẹ quyết định cai sữa cho con cần phải xem xét các điều kiện thể chất của trẻ và phải chắc chắn rằng sức khỏe của con đảm bảo. Thông thường, nên cai sữa cho con vào mùa xuân và mùa thu, tránh mùa hè bởi đây là mùa nóng và dễ gây rối loạn tiêu hóa. Mùa đông thì lại là mùa trẻ dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp và nó không phải là thời điểm phù hợp để cai sữa.
Những lưu ý khi cai sữa cho con
- Không nên dừng cho con bú đột ngột vì điều này không tốt cho cả mẹ lẫn con. Tốt nhất, các mẹ nên giảm dần số lượng lần cho con bú . Cách làm này sẽ giúp mẹ không bị cương sữa và bé cũng không bị sốc dẫn đến quấy khóc cả ngày.
- Trong thời gian cai sữa cho con, nếu thấy ngực bị đau và cương thì mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, đặt vào ngực để ngực mềm dần rồi vắt sữa ra hoặc hút cho thông sữa.
- Không nên cai sữa cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, khi mà ngay cả người lớn cũng thấy mệt mỏi khó chịu. Sự thay đổi một thói quen ăn uống và các stress xuất hiện lúc này dễ làm trẻ ốm. Cũng nên tránh thời điểm trẻ bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hoá còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).
Ngành y tế khuyến cáo các bà mẹ cho con bú đến 24 tháng tuổi. Tuỳ vào hoàn cảnh, một số người có thể cai sữa sớm hơn. Tuy nhiên, việc cai sữa trước 12 tháng sẽ gây thiệt thòi nhiều cho bé, bởi sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa các kháng thể giúp bé phòng chống bệnh tật - những yếu tố mà thực phẩm khác không có được.
Khi mẹ quyết định cai sữa cho con cần phải xem xét các điều kiện thể chất của trẻ và phải chắc chắn rằng sức khỏe của con đảm bảo. Thông thường, nên cai sữa cho con vào mùa xuân và mùa thu, tránh mùa hè bởi đây là mùa nóng và dễ gây rối loạn tiêu hóa. Mùa đông thì lại là mùa trẻ dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp và nó không phải là thời điểm phù hợp để cai sữa.
Những lưu ý khi cai sữa cho con
- Không nên dừng cho con bú đột ngột vì điều này không tốt cho cả mẹ lẫn con. Tốt nhất, các mẹ nên giảm dần số lượng lần cho con bú . Cách làm này sẽ giúp mẹ không bị cương sữa và bé cũng không bị sốc dẫn đến quấy khóc cả ngày.
- Trong thời gian cai sữa cho con, nếu thấy ngực bị đau và cương thì mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, đặt vào ngực để ngực mềm dần rồi vắt sữa ra hoặc hút cho thông sữa.
- Không nên cai sữa cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, khi mà ngay cả người lớn cũng thấy mệt mỏi khó chịu. Sự thay đổi một thói quen ăn uống và các stress xuất hiện lúc này dễ làm trẻ ốm. Cũng nên tránh thời điểm trẻ bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hoá còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).
Ngành y tế khuyến cáo các bà mẹ cho con bú đến 24 tháng tuổi. Tuỳ vào hoàn cảnh, một số người có thể cai sữa sớm hơn. Tuy nhiên, việc cai sữa trước 12 tháng sẽ gây thiệt thòi nhiều cho bé, bởi sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa các kháng thể giúp bé phòng chống bệnh tật - những yếu tố mà thực phẩm khác không có được.
Mặc dù đã 5 tuổi nhưng cu vẫn chưa cai được ti mẹ vì bà cứ hay vạch ti cho cháu bú.