Để đảm bảo được sức khỏe của bản thân mà vẫn không lo lắng về chất lượng sữa cho con, những bà mẹ đang cho con bú cần phải tránh hoặc hạn chế dùng những loại thực phẩm sau đây:
Socola
Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể ăn socola. Tuy nhiên nên chú ý là không ăn quá nhiều để tránh tình trạng tăng cân quá mức và đảm bảo chất lượng sữa.
Các chuyên gia cho biết rằng, nếu ăn quá nhiều socola trong quá trình cho con bú thì không tốt cho sức khỏe của cả người mẹ lẫn em bé vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Trong socola có chứa theobromine, tích lũy quá nhiều chất này trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, tim của trẻ nhỏ.
Khi đang cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn sô cô la
TràUống trà sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và khi trẻ bú sữa mẹ sẽ bị mất ngủ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bột ngọt
Khi đang trong thời kỳ cho con bú, tốt nhất là các bà mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ăn có chứa bột ngọt. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, trẻ có thể sẽ bị chậm tăng trưởng hoặc chịu hậu quả khi bú sữa của mẹ ăn đồ ăn chứa nhiều bột ngọt.
Rượu
Một lượng rượu nhỏ mà mẹ uống cũng có thể ảnh hưởng tới sự tiết sữa. Ngoài ra nó cũng sẽ tác động tới sự co lại của tử cung. Chính vì vậy mà các bà mẹ đang cho con bú không nên uống rượu.
Thuốc lá cũng là thứ cần tránh trong giai đoạn này vì lượng nocotine có thể sẽ ảnh hưởng tới sữa và tác động tới đường hô hấp của trẻ. Tốt nhất là bà mẹ nuôi con nên bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc.
Một số loại hoa quả
Trái cây tốt cho cơ thể, tuy nhiên một số loại trái cây có vị chua, loại trái cây có tính hàn vì chúng sẽ khiến bé khó chịu, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Bởi vậy, trong quá trình đang cho con bú thì các mẹ nên ăn những loại trái cây trung tính như táo, nho, dứa, long nhãn…
Trái cây để trong tủ lạnh quá lâu cũng không tốt cho trẻ nhỏ, bởi vậy, nếu các mẹ muốn ăn trái cây đã được cất trong tủ lạnh thì hãy lấy ra trước khi ăn khoảng nửa giờ cho bớt lạnh rồi mới ăn.
Đồ uống có ga và cà phê
Chất cafein có trong cà phê có thể gây kích thích hệ thống thần kinh. Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về tác hại của cà phê đến cơ thể của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tốt nhất là các bà mẹ đang cho con bú không nên uống cà phê để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Với đồ uống có ga cũng như vậy.
2. Những nhóm chất làm tăng chất lượng sữa mẹ
Dinh dưỡng khi cho con bú đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé và việc phục hồi của cơ thể mẹ sau sinh. Vì vậy các mẹ đang cho con bú đừng bỏ qua những nhóm chất sau:
Protein: Protein là chất cơ bản tốt cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ. Protein có nhiều trong cá, thịt gia cầm, nội tạng động vật, trứng và các sản phẩm từ sữa…
Carbohydrates: Đây là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Carbohydrates có nhiều trong gạo, bột mì, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang. Bởi vậy, để đảm bảo chất lượng sữa, các bà mẹ hãy ăn nhiều những sản phẩm trên.
Dinh dưỡng khi cho con bú đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé và việc phục hồi của cơ thể mẹ sau sinh. Vì vậy các mẹ đang cho con bú đừng bỏ qua những nhóm chất sau:
Protein: Protein là chất cơ bản tốt cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ. Protein có nhiều trong cá, thịt gia cầm, nội tạng động vật, trứng và các sản phẩm từ sữa…
Carbohydrates: Đây là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Carbohydrates có nhiều trong gạo, bột mì, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang. Bởi vậy, để đảm bảo chất lượng sữa, các bà mẹ hãy ăn nhiều những sản phẩm trên.
Chất béo: Theo các chuyên gia thì trong 2 năm đầu đời, trẻ cần một lượng lớn chất béo để phát triển. Ngoài việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà nó còn cung cấp các acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Chất béo lành mạnh có nhiều trong dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu thực vật, dầu mè, cá, sữa, thịt, quả óc chó, các loại hạt… Các mẹ cũng nên nên lưu ý tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa và trans-fat. Vì bản thân các chất béo không lành mạnh này có thể tác động ngăn chặn việc sản xuất omega-3 (loại acid béo cực cần thiết cho sự phát triển của trẻ).
Vitamin: Các loại rau màu xanh đậm, màu đỏ, màu vàng thường chứa rất nhiều vitamin A. Ánh sáng mặt trời, thịt nạc, trứng, gan, ngũ cốc cung cấp nhiều vitamin D. Nấm, trái cây tươi như táo, kiwwi lại chứa nhiều vitamin B và C… Những loại vitamin này không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển ở trẻ nhỏ.
Khoáng chất: Các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magiê, mangan, iot giúp phục hồi cơ thể. Sau khi sinh, các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm như sữa, đậu, vừng, tảo bẹ và rong biển.
7 lưu ý dinh dưỡng cực quan trọng khi cho con bú