Giữa cơn bão sa thải đang càn quét đến mọi ngành nghề, việc tìm kiếm một công việc tốt trở nên khó khăn. Do hạn hẹp về ngân sách nên các công ty cũng đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn trong khâu tuyển dụng nhân sự. Họ chú trọng đến những ứng viên có chỉ số EQ cao thay vì chỉ làm tốt công việc sẽ được đảm nhận. 

Daniel Goleman, một tác giả và nhà báo khoa học, đồng thời cũng là cây bút cốt cán của The New York Times suốt 12 năm, đã nói: “Chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt trong khi đó chỉ số EQ lại chiếm đến 75%”.

Người có trí tuệ cảm xúc cao thường có xu hướng tự suy xét nhiều khía cạnh. Đứng trước một vấn đề, họ nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và làm thế nào để tận dụng tối đa năng lực của bản thân mà không ảnh hưởng đến công việc. 

Quan trọng hơn, người có EQ cao thường biết cách kết nối với mọi người. Điều này giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc để đạt được thành tựu nhờ khả năng tận dụng các mối quan hệ. 

Để tăng hiệu quả sàng lọc ứng viên, ưu tiên chất lượng hơn số lượng, những doanh nghiệp sáng tạo ra nhiều phương pháp khó đoán. Không chỉ kiểm tra kiến thức, kỹ năng, họ còn đặt ra những câu hỏi tình huống nhằm đánh giá năng lực phản ứng, năng lực tư duy, đặc biệt là chỉ số EQ.

Với bài test chuyên môn và kỹ năng, ứng viên có thể chuẩn bị trước. Song với những câu hỏi tình huống để kiểm tra EQ lại được nhà tuyển dụng đưa ra ngẫu nhiên khiến không ít ứng viên bất ngờ. Câu hỏi kiểm tra trình độ EQ dưới đây là một ví dụ điển hình. “Làm thế nào để chia 4 chiếc bánh cho 5 người với điều kiện ai cũng có phần của mình”. 

"Làm thế nào chia 4 chiếc bánh cho 5 người?" Ứng viên EQ cao trả lời được nhận vào làm  - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Khi câu hỏi được đưa ra, ứng viên đầu tiên có cách trả lời của riêng mình. “Với số tiền mua 4 chiếc bánh, tôi sẽ mua món ăn khác để dễ dàng chia sẻ cho 5 người”. 

Nhà tuyển dụng đã lắc đầu trước câu trả lời này. Bởi đây là một đáp án không hợp lệ vì mục tiêu ban đầu là chia 4 chiếc bánh chứ không phải loại đồ ăn khác. 

Ứng viên thứ 2 có cách trả lời thông minh hơn khi đưa ra giải pháp sẽ cắt mỗi miếng bánh thành 5 miếng. Từ 20 bánh được cắt nhỏ anh ta dễ dàng chia cho 5 người với mỗi người 4 phần. 

Dường như, nhà tuyển dụng cũng không hài lòng với đáp án này. Họ cho rằng ứng viên khó có thể cắt đều những phần bánh. Như vậy người ăn sẽ so bì thiệt hơn. Điều đó có nghĩa là kết quả này không được chấp thuận. 

Đến ứng viên cuối cùng, anh có cách tiếp cận vấn đề đơn giản. Theo đó, anh cũng sẽ cắt bánh thành 20 phần như cách ứng viên trước đó làm. Tuy nhiên. anh không chia đều tất cả số bánh về tất cả mọi người. Anh chỉ đưa mỗi người một phần vừa ăn. Số còn lại anh để chung vào cái đĩa để tất cả mọi người đều được ăn chung. Như vậy cả 5 người đều được thưởng thức bánh vừa với sức ăn của mình mà ai cũng vui vẻ. 

Câu trả lời của ứng viên cuối cùng khiến nhà tuyển dụng hài lòng. Vừa vỗ vai, người phỏng vấn vừa chúc mừng anh đã được nhận vào làm việc. “Tôi hài lòng nhất với câu trả lời của cậu. Việc chia bánh vào một đĩa chung để ai cũng được thưởng thức đã tạo ra sự kết nối giữa các cá nhân. Cách chia sẻ đó thể hiện năng lực dẫn dắt đội nhóm và trí tuệ cảm xúc cao. Xin chúc mừng, ngày mai cậu có thể đi làm luôn”. 

"Làm thế nào chia 4 chiếc bánh cho 5 người?" Ứng viên EQ cao trả lời được nhận vào làm  - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Trong các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi hóc búa cho ứng viên không phải chỉ để nghe những câu trả lời bình thường. Muốn tạo được ấn tượng với người phỏng vấn, bạn phải thể hiện tư duy và bản lĩnh của mình thông qua câu trả lời. Bởi trong vô vàn những ứng viên giống nhau, người khác biệt mới được chú ý. 

Thêm nữa, với những câu hỏi lập dị này điều mà nhà tuyển dụng muốn hướng đến là xem cách phản ứng của bạn với những tình huống không dự tính trước. Bằng cách này, họ hy vọng sẽ thấy được tính cách và con người của bạn. 

Không như các câu hỏi phỏng vấn khác, bạn sẽ không có được một câu trả lời chính xác 100% với những tình huống hóc búa này. Vì vậy bạn đừng ngại ngần suy nghĩ theo cách đặc biệt. 

Do đây là những câu hỏi để dự đoán tính cách và giá trị của ứng viên nên hãy thành thật với chính mình khi trả lời.