Để làm điều này, bác sĩ hoặc y tá sẽ so sánh chỉ số khối cơ thể (BMI) của con bạn với chỉ số BMI của những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi và giới tính. Nếu chỉ số BMI của con bạn cao so với những đứa trẻ khác, chúng đang bị thừa cân. Khi chỉ số BMI của trẻ quá cao, tình trạng này đôi khi được gọi là béo phì.

Bài viết dưới đây, bác sĩ Nhi khoa Phillippe Collin - một bác sĩ người Pháp được rất nhiều mẹ Việt tin tưởng sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về cân nặng của trẻ nhỏ mà cha mẹ nào cũng cần biết.

Tại sao việc duy trì cân nặng khỏe mạnh cho trẻ là quan trọng?

Việc duy trì cân nặng khỏe mạnh là yếu tố quan trọng bởi trẻ em thừa cân, béo phì có thể đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

Làm thế nào để nhận biết con có bị thừa cân hay không và đây là việc bác sĩ Collin khuyên làm để phòng tránh hiện tượng này cho trẻ - Ảnh 1.

Ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị béo phì (Ảnh minh họa).

- Trẻ có thể bị hen suyễn. Đây là một tình trạng phổi có thể khiến con bạn khó thở.
- Cao huyết áp
- Đau đầu gối hoặc lưng
- Các vấn đề về gan

- Ngưng thở khi ngủ - tình trạng khiến mọi người ngừng thở trong thời gian ngắn trong khi ngủ.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là trẻ nhỏ có cân nặng hợp lý thì lớn lên dễ có xu hướng duy trì cân nặng lành mạnh. Thừa cân ở tuổi thiếu niên hoặc người lớn có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường (lượng đường trong máu cao), đau tim và một số loại ung thư.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thừa cân?

Trẻ em có thể bị thừa cân vì những lý do khác nhau. Một số trẻ tăng cân dễ dàng hơn những trẻ khác. Những trẻ này có thể bị thừa cân do ăn quá nhiều, ăn thức ăn không lành mạnh hoặc không tập thể dục đầy đủ. Khi trẻ tăng cân quá dễ dàng, trẻ phải làm việc nhiều để có một cân nặng hợp lý.

Mặc dù không phổ biến nhưng một số loại thuốc và tình trạng sức khỏe cũng có thể khiến trẻ dễ tăng cân hơn.

Làm thế nào để nhận biết con có bị thừa cân hay không và đây là việc bác sĩ Collin khuyên làm để phòng tránh hiện tượng này cho trẻ - Ảnh 2.

Trẻ có cần xét nghiệm nếu chúng thừa cân không?

Có thể. Bác sĩ hoặc y tá sẽ nói chuyện với bạn và con bạn, sau đó tiến hành kiểm tra. Họ có thể làm xét nghiệm máu để tìm ra:

- Tình trạng có thể khiến con bạn dễ tăng cân.

- Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra khi trẻ bị thừa cân.

Làm cách nào để giúp con tôi có được cân nặng hợp lý?

Để giúp trẻ có cân nặng hợp lý, bạn cần giúp trẻ ăn những thức ăn lành mạnh và duy trì lối sống năng động hơn. Thực hiện những thay đổi trong lối sống này có thể không dễ dàng, đặc biệt là giai đoạn ban đầu. Đây là một số mục tiêu bạn có thể hướng tới để giúp con bạn khỏe mạnh:

Làm thế nào để nhận biết con có bị thừa cân hay không và đây là việc bác sĩ Collin khuyên làm để phòng tránh hiện tượng này cho trẻ - Ảnh 3.

Nếu con bạn không thích rau hoặc trái cây, hãy bắt đầu từ từ (Ảnh minh họa).

1. Cho con bạn ăn 5 phần trái cây hoặc rau mỗi ngày

Đó là trái cây và rau tươi hoặc nấu chín, nhưng nước trái cây thì không. Một khẩu phần thường là 1 trái cây nguyên quả (chẳng hạn như táo hoặc chuối) hoặc nửa chén rau. Nếu không có sẵn trái cây và rau tươi, bạn có thể sử dụng các loại đông lạnh hoặc đóng hộp để thay thế.

Nếu con bạn không thích rau hoặc trái cây, hãy bắt đầu từ từ. Hãy tự ăn những thức ăn này để làm gương cho con thử chúng.

2. Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con bạn

Thời gian sử dụng các thiết bị điện tử bao gồm xem TV, chơi trò chơi điện tử, hoặc sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử khác cho những việc ngoài bài tập ở trường. Các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ nhỏ (từ 2 đến 5 tuổi) không nên sử dụng màn hình điện tử quá 1 giờ mỗi ngày. Trẻ lớn hơn cũng nên hạn chế thời gian sử dụng các loại màn hình. Dành quá nhiều thời gian để xem TV hoặc sử dụng thiết bị điện tử làm tăng nguy cơ thừa cân ở cả trẻ em và người lớn.

3. Cho trẻ hoạt động thể chất 1 giờ trở lên mỗi ngày

Điều này có thể bao gồm các hoạt động có tổ chức như thể thao hoặc khiêu vũ. Nhưng trẻ em cũng có thể rèn luyện sức khỏe thông qua việc vui chơi.

Làm thế nào để nhận biết con có bị thừa cân hay không và đây là việc bác sĩ Collin khuyên làm để phòng tránh hiện tượng này cho trẻ - Ảnh 4.

Không nên để đồ ăn thiếu lành mạnh ở nhà (Ảnh minh họa).

4. Không cho con bạn uống bất kỳ đồ uống có đường nào

Đồ uống có đường bao gồm soda, đồ uống thể thao và tất cả các loại nước ép trái cây.

Ban đầu, bạn và con bạn có thể không đạt được tất cả các mục tiêu này, nhưng điều đó không sao cả. Chọn 1 hoặc 2 mục tiêu để thử trước. Sau này, bạn có thể cố gắng đáp ứng tất cả các mục tiêu trên.

Bố mẹ có thể làm gì khác để giúp con bớt béo phì?

1. Hình thành thói quen lành mạnh cho con

- Cố gắng tránh mua nhiều thực phẩm không lành mạnh về nhà. Nếu bạn có thức ăn không lành mạnh trong nhà, con bạn có thể sẽ ăn nó ngay cả khi bạn bảo chúng không ăn. Thực phẩm không lành mạnh bao gồm khoai tây chiên, bánh quy, bánh ngọt và nhiều loại đồ ăn nhẹ khác. Thỉnh thoảng cho con bạn ăn những thức ăn này là được, nhưng đừng quá thường xuyên.

2. Đảm bảo con bạn ngủ đủ giấc

Một số nghiên cứu cho rằng trẻ em ngủ không đủ giấc sẽ dễ bị tăng cân quá mức. Nói chung, trẻ em từ 3 đến 5 tuổi nên ngủ từ 10 đến 13 giờ (bao gồm cả giấc ngủ ngắn). Trẻ lớn hơn nên ngủ từ 9 đến 12 giờ mỗi đêm và thanh thiếu niên nên ngủ từ 8 đến 10 giờ.

Để khuyến khích giấc ngủ, bạn nên chuẩn bị giờ đi ngủ và thức dậy hàng ngày - ngay cả những ngày không đi học. Bạn cũng nên có một thói quen yên tĩnh trước khi đi ngủ. Cố gắng không để con bạn xem TV hoặc chơi trò chơi điện tử ngay trước giờ đi ngủ.

Làm thế nào để nhận biết con có bị thừa cân hay không và đây là việc bác sĩ Collin khuyên làm để phòng tránh hiện tượng này cho trẻ - Ảnh 5.

Hình thành lối sống năng động cho cả gia đình (Ảnh minh họa).

3. Xây dựng thói quen tốt cho cả gia đình

Giúp mọi người trong gia đình ăn uống lành mạnh và năng động hơn, kể cả những người có cân nặng khỏe mạnh. Các thành viên trong gia đình cùng cố gắng thực hiện các hoạt động thể chất như đi đến công viên hoặc sân chơi hay đi dạo.

4. Nói với con bạn rằng trở nên khỏe mạnh là mục tiêu quan trọng

Hãy cho bé biết rằng để trở thành người khỏe mạnh và mạnh mẽ là ăn thức ăn lành mạnh và tích cực vận động.

5. Tìm sự trợ giúp

Nếu tình trạng thừa cân khiến con bạn buồn bã, lo lắng, kém tự tin, trầm cảm hoặc gặp khó khăn ở trường vì bị bắt nạt hoặc ngược đãi, bố mẹ hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá để biết cách giúp con bạn.

6. Thường xuyên đưa trẻ đi khám

Bố mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đi khám với chuyên gia dinh dưỡng để bác sĩ hoặc y tá có thể theo dõi chỉ số BMI và sức khỏe của con bạn. Hãy cho họ biết nếu bạn gặp khó khăn khi đạt được các mục tiêu trên. Họ có thể giúp bạn bắt đầu hoặc cung cấp cho bạn một số mẹo. Họ cũng có thể khuyên bạn nên tìm đến một chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn chọn thực phẩm lành mạnh và lên kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày.

Bác sỹ Phillippe Collin tốt nghiệp chuyên ngành Đa khoa và Nhi Khoa vào năm 1974 và chuyên ngành sơ sinh vào năm 1976 tại ĐH Angers (Pháp). Bên cạnh đó, ông còn theo học chuyên ngành Kháng Sinh Học tại ĐH Nantes, chuyên ngành Thống Kê Sinh Học Và Y Học-ĐH Curie, chuyên ngành Quản Lý Y Tế tại ĐH Paris, và cuối cùng là ngành Cấy Ghép Mô tại ĐH Lyon.

Hiện ông công tác tại một phòng khám Đa khoa Quốc tế tại Hà Nội. Trong giới chuyên môn, bác sỹ Collin được biết tới với những công trình nghiên cứu vi khuẩn kháng thuốc trụ sinh trong các ca nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính.

Bác sỹ Collin là thành viên của Hiệp Hội Bác sỹ Nhi Khoa Pháp, Hiệp Hội Bác Sỹ Chuyên Ngành Nhi Sơ Sinh Hoa Kỳ, và Hiệp Hội Các Học Viện Nghiên Cứu Nhi Khoa Quốc Tế.

Các mẹ có thể xem thêm những bài viết của bác sĩ Collin tại đây!