Với sự tác động của Covid-19, hàng loạt các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn trên thế giới đã nhanh chóng đưa ra quyết định cho phép toàn bộ nhân sự được phép làm việc từ xa, đúng hơn là làm việc tại nhà. Đây rất có thể là dấu hiệu khởi đầu cho một xu hướng mới trong tương lai, tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn trong nề nếp sinh hoạt cũng như là thói quen làm việc của hàng triệu người lao động.

Tuy nhiên, "xu hướng mới" có vẻ là cụm từ chưa thật sự đúng lắm với hình thức làm việc từ xa. Nó đã có từ rất lâu rồi, chỉ là chưa được áp dụng rộng rãi mà thôi. Vậy lý do gì mà tự dưng từ trước tới nay không áp dụng mà bây giờ bỗng chốc lại trở thành giải pháp khả thi?

Làm việc từ xa đột nhiên trở thành giải pháp khả thi gần đây, tại sao trước giờ lại chẳng công ty nào áp dụng? - Ảnh 1.

Trên có lẽ là câu hỏi khó có thể lý giải một sớm một chiều khiến cho rất nhiều người đã quen với xu hướng làm việc từ xa từ bao lâu nay phải đau đầu, thắc mắc. Một trong số đó chính là Keah Brown - nhà hoạt động vì người khuyết tật, đồng thời còn là một nhà báo, nhà văn trẻ đầy triển vọng.

Cô cũng được biết đến như là người tạo ra hashtag #DisablesAndCute lần đầu tiên phát tán vào tháng 2 năm 2017 và thu hút sự chú ý của những người nổi tiếng như Sophia Bush và Brie Larson.

Mới đây, để bày tỏ sự thắc mắc và kỳ vọng của mình ở xu hướng làm việc từ xa (remote-work) trong tương lai, Keah Brown đã chia sẻ một bài viết ngắn như sau:

Làm việc từ xa đột nhiên trở thành giải pháp khả thi gần đây, tại sao trước giờ lại chẳng công ty nào áp dụng? - Ảnh 2.

Keah Brown.

"Ủa thật là thắc mắc? - là ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu mình khi nghe thông báo tòa soạn sẽ chuyển sang làm việc từ xa từ đầu tháng 3 do dịch Covid-19. Chắc chắn tôi thừa hiểu cách thức này sẽ giúp ngăn chặn virus lây lan và đảm bảo an toàn cho các nhân viên của tòa soạn. Thế nhưng...

Khi tốt nghiệp Đại học SUNY Fredonia năm 2013 với tấm bằng báo chí “sáng bóng” của mình, bản thân dại dột nghĩ tìm việc làm sẽ “dễ như ăn bánh” mà thôi. Tôi đã lầm to! Trong suốt cả năm trời, tất cả các tòa soạn mà mình ứng tuyển đều tỏ thái độ “phớt lờ” ngay sau khi nghe tôi bày tỏ mong muốn được làm việc từ xa.

May mắn thay những năm sau đó, tôi tìm được cơ hội làm việc tự do cho các tòa soạn như Teen Vogue, Autostraddle và Allure. Rồi bước đến thành công đầu tiên của mình: cuốn sách The Pretty One, được xuất bản bởi Atria Books năm 2019. Tất cả đều là kết quả của remote-work, phải đấy, tất cả!

Làm việc từ xa đột nhiên trở thành giải pháp khả thi gần đây, tại sao trước giờ lại chẳng công ty nào áp dụng? - Ảnh 3.

Thật ra tôi chẳng muốn phô trương thành tích bản thân làm gì. Nhưng nhìn các công ty mà trước đây từ chối cách thức làm việc của mình, hiện tại đang phải loay hoay tìm giải pháp duy trì việc làm cho nhân viên, tôi hy vọng có thể là minh chứng thực tế nhất và thuyết phục nhất cho xu hướng làm việc từ xa.

Nếu remote work đột nhiên trở thành giải pháp khả thi hiện tại, tại sao trước giờ lại không được áp dụng?! Rõ ràng chúng ta đang sống trong thời kỳ 4.0 kia mà. Nhìn một cách tổng quan hơn, làm việc từ xa không chỉ khả thi với mỗi ngành báo chí, dịch Covid-19 làm trì trệ mọi ngành công nghiệp khiến “người người nhà nhà” cũng đều đã tập làm quen với remote work rồi.

Vì vậy, tôi cực kỳ hy vọng sau khi chúng ta “thoát khỏi” cuộc khủng hoảng này, mô hình remote-work sẽ được nhìn nhận dưới một “lăng kính” hoàn toàn mới: các công ty sẽ chú trọng vào năng lực cốt lõi và thái độ làm việc của nhân viên hơn thay vì “câu nệ” địa điểm làm việc của họ.

Làm việc từ xa đột nhiên trở thành giải pháp khả thi gần đây, tại sao trước giờ lại chẳng công ty nào áp dụng? - Ảnh 4.

Cuối cùng, chốt lại bằng sự quan sát trong thời gian social distancing (cách ly xã hội) vừa rồi, remote-work không chỉ giúp chúng ta vẫn duy trì thu nhập ổn định mà còn góp phần giảm tải ô nhiễm từ khói bụi xe cộ cho môi trường.

Mong rằng đã đến lúc nghiêm túc xem xét cách thức làm việc này để thay đổi cho mô hình kinh doanh trong tương lai, thay vì chỉ thực hiện nó khi thảm họa toàn cầu xảy ra!".

Làm việc từ xa đột nhiên trở thành giải pháp khả thi gần đây, tại sao trước giờ lại chẳng công ty nào áp dụng? - Ảnh 5.