Mới đây, bà mẹ bỉm sữa Lan Khuê đã đăng tải một bức ảnh của con trai mình với chú thích hài hước: "Sao toàn lựa chọn thế khó không ta?". Trong ảnh bé Connor dù chưa đầy 1 tháng tuổi nhưng đang nằm sấp trên người mẹ, đầu hơi nghiêng sang 1 bên.
Với trẻ sơ sinh, nằm sấp khi ngủ là tư thế không hề an toàn chút nào vì có nguy cơ gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Các cha mẹ đang chăm con nhỏ rất nên biết những tư thế ngủ nào an toàn và có hại cho trẻ nhỏ.
Tư thế ngủ nguy hiểm cho trẻ sơ sinh
1. Nằm sấp
Tư thế nằm sấp rất không an toàn đối với trẻ sơ sinh vì những lý do sau:
Vị trí này có thể gây áp lực lên hàm của bé và chặn đường thở khiến bé khó thở. Ngủ nằm sấp khiến em bé nằm sát mặt với tấm ga khiến việc hít thở cũng bị khó khăn hơn.
Ngủ nằm sấp trên nệm mềm có thể gây ngạt thở ở trẻ sơ sinh vì mặt của bé có thể bị trượt sâu vào lớp vải mềm của nệm, điều này có thể chặn đường thở của bé từ mọi phía. Ngoài ra, ở vị trí này mũi của bé sẽ đặt sát vào tấm nệm và có thể hít thở phải các vi khuẩn có trong tấm trải nệm và dẫn đến dị ứng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bác sĩ có thể sẽ khuyên cha mẹ nên cho bé ngủ ở vị trí nằm sấp. Thông thường, trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị dị tật đường hô hấp như Hội chứng Pierre Robin thường được khuyên nên ngủ ở tư thế này, nhưng các nghiên cứu gần đây không ủng hộ lý do trên. Do đó, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé nằm sấp khi ngủ.
2. Nằm nghiêng
Nằm nghiêng không phải là tư thế ngủ được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh, vì trẻ có xu hướng quay sang nằm sấp khi ngủ và điều này làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Lời khuyên cho giấc ngủ an toàn của bé:
1. Cho bé nằm ngửa
Tư thế nằm ngửa là tư thế ngủ an toàn và tốt nhất cho bé. Trẻ sơ sinh thường được khuyến nghị nằm tư thế này vì nằm ngửa giữ cho đường thở của bé được mở. Viện nghiên cứu về sức khỏe trẻ em và phát triển con người của Hoa Kỳ (USHD) khuyến nghị tư thế nằm ngửa cho những giấc ngủ ngắn cũng như xuyên đêm ở trẻ sơ sinh.
Trẻ nằm ngửa liên tục trong một thời gian dài có thể bị xẹp đầu (positional plagiocephaly) hoặc lưng (brachycephaly), nhưng đây chỉ là tình trạng tạm thời. Hình dạng của hộp sọ và lưng của bé sẽ trở lại bình thường khi các bé được 1 tuổi và hầu như không cần điều trị. Một số cách cha mẹ có thể áp dụng để ngăn hiện tượng này xảy ra:
- Khi bé thức cho bé nằm sấp nhiều hơn (tummy time).
- Xoay bé nằm nghiêng khi bé chưa ngủ.
- Hạn chế cho bé ngồi xe đẩy quá nhiều.
2. Không sử dụng chăn
Việc sử dụng các vật liệu như chăn bông trải trên nệm để làm cho giường bé mềm mại hơn cũng nên tránh vì nó có thể khiến bé bị chìm dưới chăn và gây ra hậu quả khôn lường. Cha mẹ chỉ cần đặt một tấm nệm vừa vặn, sạch sẽ bên trong cũi và bọc nó bằng một tấm ga trải giường sạch sẽ, thế là đủ để bé có một giấc ngủ thoải mái.
3. Sử dụng đệm chắc chắn cho trẻ
Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi chọn nệm mềm cho bé. Điều này rất nên tránh, trẻ nên được ngủ trên một tấm nệm chắc chắn. Ngoài ra, cần tránh để gối hoặc đồ chơi mềm bên trong cũi của trẻ vì chúng có thể vô tình che lấp đầu của bé.
3. Cho bé mặc quần áo có chất liệu nhẹ nhàng để ngủ ngon hơn
4. Giữ cho phòng ngủ thoáng mát
Một số lời khuyên cho rằng trẻ em nên được ngủ trong môi trường mát mẻ, lý tưởng nhất là 20 độ C.
5. Sử dụng núm vú giả nếu cần thiết
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) gợi ý rằng trẻ sơ sinh có thể sử dụng núm vú giả trước khi ngủ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên ép trẻ mới sinh sử dụng núm vú giả ngay lập tức. Tốt nhất hãy đợi đến khi trẻ được khoảng 4 tuần tuổi mới cho thử sử dụng.
6. Tránh ngủ chung giường với em bé
Ngủ chung giường với trẻ có thể làm gia tăng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Khi ngủ, cánh tay hoặc quần áo của bạn có thể vô tình che mặt của bé, làm bé ngạt thở.
7. Cho con ngủ cùng phòng
Cha mẹ nên cho trẻ ngủ trong cũi cùng phòng với bố mẹ, vừa giúp việc cho con ăn được thuận tiện cũng như cha mẹ có thể quan sát tư thế ngủ của con. Cha mẹ nên ngủ chung phòng với con thay vì chung giường, điều này được khuyến nghị bởi Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) như một hướng dẫn an toàn cho giấc ngủ của bé.
Nguồn: Parenting