Ô nhiễm do rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề gây nhức nhối toàn cầu. Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sống, rác thải nhựa đã và đang đe dọa đến hệ sinh thái. Theo Tổ chức Nông nghiệp & Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Việt Nam, Việt Nam thuộc top 10 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm.
Chính vì vậy, việc phân loại và thu gom rác thải nhựa chính là mấu chốt giúp đưa nhựa quay trở lại phục vụ nền kinh tế, biến nhựa thành nguồn tài nguyên tái sinh, gia tăng vòng tuần hoàn của nhựa.
Đồng thời, ước tính hơn 30% lượng rác thải tại Việt Nam được thu gom thông qua kênh phi chính thức. Trong khi đó, đa phần lực lượng tham gia vào hoạt động phân loại và thu gom rác thải phi chính thức là phụ nữ.
Đa số lực lượng thu gom phế liệu phi chính thức tại Việt Nam là nữ giới
Việc tạo điều kiện để các chị em tham gia vào các chương trình, hệ thống thu gom phế liệu sẽ góp phần trao quyền, trao cơ hội cho phụ nữ phát triển, tạo giá trị gia tăng tích cực cho xã hội và cộng đồng, từ đó nâng cao vị thế của nữ giới trong gia đình và xã hội, góp phần thúc đẩy cam kết bình đẳng giới – đây cũng là một cam kết quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững mà một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia như Unilever Việt Nam luôn theo đuổi.
Chính vì vậy, Unilever Việt Nam đã tiên phong triển khai chương trình "Hồi sinh rác thải nhựa" cùng đối tác VietCycle, hướng đến mục tiêu phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải nhựa nhằm thúc đẩy mô hình Kinh tế Tuần hoàn, đồng thời nâng cao điều kiện làm việc, an toàn lao động, sức khỏe và cuộc sống cho lao động nữ phi chính thức trong chuỗi giá trị.
Chương trình "Hồi sinh rác thải nhựa" được khởi động từ năm 2021
Bước đầu, sáng kiến này từ Unilever Việt Nam đã thành công xây dựng hệ thống thu gom trên địa bàn Hà Nội thông qua tuyển chọn và xây dựng các đại lý thu gom trên đường phố, các trạm thu gom lớn, mạng lưới lao động ve chai tự do với hơn 1.200 người lao động.
Chương trình cũng đã thực hiện phân loại và thu gom hơn 12.000 tấn rác thải nhựa trong thời gian qua.
Đồng thời, chương trình cũng đã triển khai các hoạt động huấn luyện – truyền thông đến các hội thu gom, trạm thu gom, đại lý ve chai, và người lao động ve chai tự do, giúp mọi người nắm bắt các thông tin về việc đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, và hỗ trợ thiết bị bảo hộ trong quá trình thu gom rác thải nhựa. Điều này giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao điều kiện sống cho người lao động.
Chương trình tập huấn về phân loại rác thải, an toàn lao động cho người lao động thu gom phế liệu phi chính thức
Chị Nguyễn Thị Vân, quê quán Hà Nội, là một trong số những lao động ve chai tự do bộc bạch về việc tham gia vào chương trình: "Trước đây tôi chỉ phân loại và thu gom rác thải theo thói quen. Nhưng từ khi tham gia chương trình, tôi được hướng dẫn cách phân loại từng loại rác thải cho đúng cách để giúp công tác xử lý rác sau này tốt hơn. Tôi cũng được gặp gỡ và chia sẻ nỗi niềm với các chị em cùng làm nghề, được tặng các sản phẩm vệ sinh trong các chương trình huấn luyện, được hiểu vai trò của công việc mà mình đang làm nên bao nhiêu vất vả cũng biến mất."
Chị Nguyễn Thị Vân – một lao động nữ phi chính thức về thu gom rác thải nhựa
Chương trình "Hồi sinh rác thải nhựa", bên cạnh câu chuyện trao quyền, trao cơ hội phát triển và cải thiện sinh kế cho nữ giới, còn giúp Unilever Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ cam kết về quản lý nhựa đến năm 2025: thu gom và xử lý lượng rác thải nhựa nhiều hơn lượng bao bì bán ra ngoài thị trường – đặt nền tảng cho việc tạo ra vòng tuần hoàn cho rác thải nhựa. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cam kết tất cả bao bì sẽ có khả năng tái chế, cũng như sẽ giảm một nửa lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì thông qua cắt giảm thực tế và tăng cường sử dụng nhựa tái sinh.
"Trong hành trình phát triển bền vững của mình, Unilever đặc biệt chú trọng mục tiêu xây dựng một thế giới không rác thải thông qua những cam kết đầy mạnh mẽ trong quản lý rác thải nhựa", đại diện Unilever Việt Nam nhấn mạnh.
Trước đó, Unilever cũng được biết đến là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng và triển khai Hợp tác Công – Tư thúc đẩy Kinh tế Tuần hoàn trong Quản lý Rác thải Nhựa tại Việt Nam cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, với bốn trọng tâm: phân loại và thu gom rác thải nhựa, truyền thông – giáo dục nâng cao nhận thức người dân, áp dụng khoa học – đổi mới vào quản lý rác thải nhựa, và đối thoại chính sách.