Theo “Sử ký - Đại Uyển liệt truyện” và “Hán thư - Tây Vực truyện” ghi chép, Lâu Lan là một quốc gia cổ, xuất hiện từ thế kỷ thứ 2 TCN ở vùng đông bắc sa mạc La Bố, Tân Cương. Phía đông giáp Đôn Hoàng (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc); phía tây bắc giáp với An Kỳ và Úy Lê (Tân Cương); phía tây nam giáp với Nhược Khương và Thả Mạt (Tân Cương). 

Nằm trên tuyến đường tơ lụa, Lâu Lan nhanh chóng trở thành một quốc gia phồn thịnh nhờ những hoạt động mậu dịch. Tuy phát triển mạnh mẽ, Lâu Lan chỉ tồn tại vài trăm năm và biến mất một cách bí ẩn, có người đã gọi Lâu Lan là “Pompeii giữa lòng sa mạc”. Lâu Lan được biết đến với cái tên tiếng Nga là Krorayina hay Kroran.

 Vương quốc cổ Lâu Lan thần bí giữa sa mạc Trung Quốc - Ảnh 1.

Khu di tích Lâu Lan.

Quốc gia cổ đại Lâu Lan không để lại bất kỳ tài liệu lịch sử nào, chỉ có thể nghiên cứu qua các ghi chép trong sách sử của các nước láng giềng. Thời điểm được phát hiện, cảnh vật trong thành vẫn nguyên vẹn, rất ít các di hài. Theo các ghi chép, trong 36 nước ở Tây Vực ở Tân Cương thì kinh tế và văn hoá của Lâu Lan phát triển nhất. Lâu Lan có hơn 1,5 nghìn hộ gia đình với dân số hơn 14,1 nghìn người. 

 Vương quốc cổ Lâu Lan thần bí giữa sa mạc Trung Quốc - Ảnh 2.

Hài cốt của một cô gái Lâu Lan vẫn còn nguyên vẹn đến hiện nay.

Vào thời nhà Hán, Lâu Lan thỉnh thoảng trở thành tai mắt của Hung Nô, nhưng cũng có lúc quy thuận triều Hán, khéo léo duy trì quan hệ với cả 2 bên. Ít lâu sau, nhà Hán và Hung Nô phát động chiến sự tại khu vực Lâu Lan. Quốc vương Lâu Lan sau khi suy xét, đã cử một vị hoàng tử đến triều Hán làm con tin, và một vị hoàng tử khác đến Hung Nô. Sau nhiều binh biến chính trị và quân sự, cuối cùng, Lâu Lan tách khỏi sự kiểm soát của Hung Nô, nhưng lúc này lại rơi vào vòng kiểm soát của nhà Hán. Người Hán đã giết quốc vương Lâu Lan lúc bấy giờ, và chọn một vị vua “bù nhìn” khác thay thế.

Năm 1901, một nhà thám hiểm Thụy Điển tên là Seven Herdin đã phát hiện ra tàn tích của thành cổ Lâu Lan với diện tích hơn 100 nghìn mét vuông. Có thể nói, Lâu Lan là một trong những thành tựu khảo cổ vĩ đại nhất của thế kỷ 20. 116 năm sau đó, thành cổ Lâu Lan mở cửa cho mọi người tham quan. Năm 1988, vé tham quan thành cổ Lâu Lan được mở bán trực tuyến. Hiện tại, giá vé tham quan là 3500 NDT (hơn 11,5 triệu đồng). Ngoài nguyên nhân giá vé cao, đường đến khu di tích khó khăn, phương tiện di chuyển hạn chế cũng là một trong những lý do khiến nơi này thu hút rất ít du khách. 

 Vương quốc cổ Lâu Lan thần bí giữa sa mạc Trung Quốc - Ảnh 3.

Tàn tích của tòa thành cổ Lâu Lan.

Nguyên nhân Lâu Lan biến mất đến hiện tại vẫn chưa có lời đáp án, vẫn là một bí ẩn của lịch sử. Trong nhiều năm qua, rất nhiều giả thuyết được đặt ra:

1. Lâu Lan biến mất do chiến tranh.

Sau thế kỉ thứ 5 sau công nguyên, vương quốc Lâu Lan bắt đầu suy yếu, bị các cường quốc phía Tây thâu tóm, Lâu Lan sau đó bị bỏ hoang.

2. Lâu Lan biến mất do hạn hán và thiếu nước sử dụng trong thời gian dài vì thượng nguồn dòng sông bị chặn và chuyển hướng, người dân Lâu Lan phải bỏ xứ, tìm đến nơi khác sinh sống. Đến hiện nay, Lâu Lan vẫn được xem là quốc gia đầu tiên ban hành luật bảo vệ môi trường. 

3. Sự biến mất của Lâu Lan có liên quan đến sự thay đổi của La Bố Bạc, một nhóm các hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc phía đông khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương. Seven Herdin tin rằng, chu kỳ thay đổi của La Bố Bạc là khoảng 1500 năm. Hơn 3000 năm trước, đã có một bộ lạc châu Âu sống tại khu vực Lâu Lan. Hơn 1500 trước, Lâu Lan bước vào kỷ nguyên thịnh vượng. Có thể đây là một trong những nguyên nhân liên quan trực tiếp đến sự biến mất của quốc gia cổ Lâu Lan.

4. Lâu Lan biến mất có thể do ảnh hưởng của việc mở rộng con đường tơ lụa ra phía bắc. Sau khi mở rộng, con đường đi qua Lâu Lan đã bị bỏ hoang, Lâu Lan cũng mất đi những lợi ích xưa kia.

5. Dịch bệnh đã khiến Lâu Lan biến mất gần như trong một đêm. Một trận dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của 80 - 90% cư dân Lâu Lan. Những người còn sống đã rời khỏi Lâu Lan để tránh xa dịch bệnh. 

6. Lâu Lan bị hủy diệt bởi một cuộc “xâm lược” sinh vật. Một loài côn trùng đã theo 2 lưu vực sông tiến vào khu dân cư Lâu Lan, nơi chúng không có kẻ thù tự nhiên. Chúng cứ thế phát triển, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì họ không biết cách tiêu diệt loài côn trùng nên đã quyết định rời Lâu Lan. 

Nguồn: Baidu, Chinatimes