Nhiều người cho rằng việc tặng phong bao lì xì cho trẻ em trong dịp Tết Nguyên chỉ là hành động "cho tiền tiêu vặt" nhưng thực tế không đơn giản như vậy.
Về mặt ý nghĩa, tiền lì xì không chỉ có tác dụng bảo vệ trẻ khỏi bị "ác khí" hãm hại mà còn mang nhiều ý nghĩa cầu phúc, như chúc trẻ sức khỏe, học tập thành đạt, v.v. Vì mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc nên có một số điều khi lì xì cho trẻ người lớn cần để tâm:
● Tiền lì xì phải để trong phong bì, cố gắng không sử dụng phương thức chuyển khoản
Khi phát phong bao lì xì trong dịp Tết Nguyên Đán, nếu không vì điều kiện bất khả kháng, tốt nhất chúng ta nên tặng bằng hiện vật chứ không phải bằng các phương thức như chuyển khoản trực tuyến. Điều này làm giảm ý nghĩa của việc chúc phúc trong năm mới.
Ngoài ra, tìm hiểu nguồn gốc của "tiền Tết" chúng ta cũng có thể hiểu tiền Tết gồm có hai phần, một phần là tiền, một phần là phong bì bên ngoài. Nhưng hiện nay nhiều gia đình vì tiện lợi, rắc rối mà trực tiếp đưa tiền cho con cái mà phớt lờ việc sử dụng phong bao lì xì. Suy cho cùng, nếu chỉ đưa "tiền" thì một mặt không có ý nghĩa lễ độ và có phần chiếu lệ, mặt khác lại không có tác dụng "trấn áp tà ma".
● Nên lưu ý dùng màu đỏ may mắn
Từ truyền thuyết tiền Tết, chúng ta biết rằng hình thức ban đầu của tiền Tết là "giấy đỏ" gói "đồng xu", nên khi chuẩn bị tiền Tết cũng cần "giấy đỏ gói tiền đồng". Đây cũng là màu sắc mang ý nghĩa may mắn, tài lộc. Nhưng hiện nay, quan niệm này dần không còn được chú ý nữa bởi bao lì xì trở nên nhiều mẫu mã, đẹp mắt hơn phù hợp với thị hiếu của người hiện đại.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, tiền lì xì thường được đựng trong phong bao lì xì hoặc gói trong giấy đỏ để nó mang ý nghĩa Tết trọn vẹn.
● Ưu tiên sử dụng tiền mới
Khi lì xì bạn cần phải dùng tiền mới bởi năm mới mọi người đều mong muốn những gì đã cũ thì trôi qua và tiếp nhận những gì mới mẻ. Bên cạnh đó tiền cũ đặt trong bao lì xì mang lại âm khí xấu. Chính vì thế mà dịp cuối năm mọi người thường đi đổi tiền mới là như vậy.
Việc sử dụng tiền mới trước hết có ý nghĩa đẹp đẽ là "năm mới, không khí mới", thứ hai, tiền mới sẽ khiến trẻ vui hơn và thích thú hơn; thứ ba, nó thể hiện sự chỉn chu, quan tâm của mỗi người.
● Tặng phong bì đỏ cho trẻ trước mặt cha mẹ
Khi lì xì cho con cái họ hàng ở nhà hãy cố gắng thực hiện trước sự chứng kiến của người lớn, điều này sẽ tránh được một số hiểu lầm và tránh làm thất lạc lì xì. Trẻ em nghịch ngợm có thể vứt bỏ bao lì xì vào xó xỉnh nào đó. Những trẻ lớn hơn có thể lấy tiền, giấu cha mẹ để đi mua sắm lung tung, thậm chí là mua những thứ nguy hại, không tốt. Điều này có thể gây những hậu quả khó lường.
● Chú ý đến số lượng tiền lì xì
Khi đưa tiền lì xì Tết thì vấn đề rắc rối nhất chính là số lượng. Mọi người sẽ luôn băn khoăn nên lì xì bao nhiêu tiền thì mới "đủ độ", không sợ mất mặt cũng không quá nhiều khiến túi tiền không chịu nổi. Có người cho rằng tiền Tết càng nhiều thì càng tốt, nhưng thực tế không phải vậy. Người già dặn khi đưa tiền lì xì cần cân nhắc theo hoàn cảnh của mình.
Nếu điều kiện tài chính cho phép, bạn có thể "ra tay" lì xì rộng rãi một chút nhưng nếu điều kiện tài chính ở mức trung bình thì chỉ cần tượng trưng là được.