Một con cá cảnh và một chiếc ô tô, chị em sẽ chọn thứ nào?
Câu trả lời cũng tùy vào hoàn cảnh và sở thích của từng người. Nhưng một vấn đề ở đây là, một số giống cá cảnh còn đắt hơn cả xe cộ tiền tỉ, tin được không?
Nó chính là cá rồng. Hiếm có và được thèm khát đến mức nhiều người sẵn sàng làm mọi thứ để sở hữu, kể cả việc phải ngồi tù.
Cá rồng có gì đặc biệt?
Tên khoa học của cá rồng là Arowana - loài cá bản địa tại Đông Nam Á. Cái tên rồng xuất phát từ lớp vảy đẹp đẽ, dáng bơi mô phỏng lại rồng bay uyển chuyển trong truyền thuyết châu Á.
Giá trị của một con cá hiện nay có thể lên tới hàng chục ngàn tới vài trăm nghìn USD. Nó lớn đến nỗi người ta phải dành cả một đoàn xe hộ tống khi cần vận chuyển, còn nơi nhân giống thì xây nhiều lớp tường bê tông với hàng rào kẽm gai quây kín, kèm cả bảo vệ và chó nghiệp vụ canh gác.
Thậm chí vì giá trị quá lớn của cá rồng, người ta còn có hẳn một thị trường... phẫu thuật thẩm mỹ dành cho chúng.
Bỏ ra tiền tỉ nhưng thi thoảng vẫn có con xấu xí, các chủ nuôi có thể chi thêm vài triệu đồng để cắt mắt, nâng mũi cho chúng.
Nghe thì quá đà, nhưng vẫn chưa hết đâu.
"Cá rồng là một mặt hàng có giá trị cao, và đó là nguyên nhân gây ra nhiều vụ phạm tội xung quanh các cơ sở nuôi cá." - Emily Voigt, chuyên gia cá rồng cho biết.
"Chúng ta đang nói về các vụ án mạng, cướp cá, trộm cá vào nửa đêm." Có nghĩa là, người ta sẵn sàng gây ra các vụ án mạng kinh thiên động địa chỉ vì một con cá cảnh, tất cả cũng vì giá trị kinh tế và tinh thần quá lớn mà người ta gán cho cá rồng.
Vào đầu thế kỷ 20, chúng chẳng có gì đặc biệt, thậm chí còn là một món ăn thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của người Đông Nam Á. Mọi chuyện chỉ thay đổi vào năm 1967, khi một người buôn cá cảnh tình cờ thấy xác của cá rồng tại một khu chợ thuộc phía Bắc Malaysia.
Ông đã rất ngạc nhiên trước vẻ đẹp của nó nên quyết định kiếm một con về nuôi làm cảnh, từ đó khởi đầu thú chơi cá rồng.
Đến đầu thập niên 1980, phong trào nuôi cá rồng cảnh rộ lên ở Đài Loan rồi lan rộng ra cả châu Á.
Lý do tạo nên cái giá đắt đỏ của cá rồng một phần là vì tín ngưỡng văn hóa. Cá rồng đỏ và vàng là 2 màu sắc biểu tượng cho may mắn và thịnh vượng tại nhiều quốc gia châu Á.
"Văn hóa tại châu Á cho rằng cá rồng sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Thậm chí nhiều người tin rằng cá rồng sẽ thế mạng cho chủ nhân" - Voigt chia sẻ.
Muôn hình vạn trạng về giá bán nhưng không có chuyện rẻ
Ngày nay, các nhà kinh doanh cá đã tìm cách lai tạo ra những màu sắc mới cho cá rồng, và kèm theo đó là giá trị của chúng cũng đa dạng hơn.
Những con cá có màu đỏ tươi của ớt có mức giá khoảng 1.400 USD (hơn 30 triệu đồng). Cá rồng huyết long với màu đỏ rực, hoặc cá rồng xanh tím thì đắt gấp 10 lần - khoảng 12.000 USD (270 triệu đồng).
Tuy nhiên, hiếm nhất vẫn là những con cá rồng bạch tạng - màu trắng ánh bạc. Năm 2009, một con cá rồng màu trắng đã được bán với giá 300.000 USD (gần 7 tỷ đồng) cho người mua giấu tên tại Trung Quốc.
Theo Voigt, thống kê cho thấy hầu hết những người chịu bỏ tiền ra mua cá rồng cao cấp chủ yếu là nam giới trung lưu tại Trung Quốc.
"Sở hữu cá rồng giống như một sở thích thể hiện sự nam tính. Phụ nữ ít khi làm điều đó, giống thú chơi siêu xe vậy," - trích lời Voigt.
Vào giữa thập niên 1990, cá rồng bắt đầu được nuôi và lai tạo thành công. Đó là một trong những tin cực kỳ tốt, vì nhu cầu nuôi cá bắt đầu khiến cho loài vật này trở nên cực kỳ hiếm ngoài tự nhiên. Ngày nay, các cơ sở nuôi và lai tạo cá xuất hiện rải rác khắp châu Á, nhưng vẫn không đủ để cung cấp.
Bên cạnh đó, cũng cần biết rằng không phải ở đâu cũng được mua bán cá rồng. Tại Mỹ, cá rồng chỉ xuất hiện trên thị trường chợ đen. Bởi lẽ cá rồng được xếp vào một trong những động vật bị đe dọa ngoài thế giới tự nhiên.
Chúng tôi đứng về phía Văn Mai Hương.
Phụ nữ phải được tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn dù ở bất cứ đâu. Phát tán những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm của phụ nữ, dù bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận. Chúng ta hãy cùng đứng về phía Văn Mai Hương và chung tay bảo vệ phụ nữ, vì một xã hội văn minh hơn.
Theo B.I