Hiện nay, trên không gian mạng xuất hiện hình thức quảng cáo mới dưới dạng bài viết có chứa đường dẫn (link) rút gọn là phần tiếp theo của video, bài viết. Khi nhấn vào thì ngay lập tức người dùng bị điều hướng đến các trang thương mại điện tử, các website, Facebook quảng cáo bán hàng.

Không chỉ trên trang cá nhân; hội nhóm hay các page có tương tác lớn, mà dưới các phần bình luận những comment seeding, quảng cáo kèm đường link "xem thêm" hoặc một link giả Facebook cũng xuất hiện dày đặc. Tuy nhiên những bình luận này thực chất cũng là một link rút gọn được cài sẵn và khi click vào đường link này, người dùng sẽ bị tự động điều hướng chuyển sang một website mới không liên quan đến bài đăng đó.

Mặc dù phần lớn đường dẫn rút gọn dẫn về trang thương mại điện tử là một dạng spam quảng cáo nhưng gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho người dùng.

Link rút gọn chứa quảng cáo "xâm chiếm" Facebook, cảnh báo mã độc đánh cắp tài khoản- Ảnh 1.

Gắn link quảng cảo vào những video, sự kiện nóng.

Link rút gọn chứa quảng cáo "xâm chiếm" Facebook, cảnh báo mã độc đánh cắp tài khoản- Ảnh 2.

Phần bình luận cũng bị những link quảng cáo xâm chiếm dù nội dung không hề liên quan.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các đối tượng xấu có thể lợi dụng dịch vụ này để tạo các đường dẫn rút gọn giả mạo các trang thương mại điện tử, website uy tín,… chứa mã độc nhằm mục đích đánh cắp thông tin của người dùng để hoạt động vi phạm pháp luật.

Một số đường dẫn chuyển hướng người dùng đến một trang giả mạo giao diện như trang mạng xã hội Facebook, ngân hàng, thương mại điện tử… yêu cầu đăng nhập thông tin để tiếp tục xem tiếp bài viết hoặc thực hiện mua sắm. Nếu không quan sát kỹ, người dùng có thể bị thu thập trái phép thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu và mã xác thực của tài khoản (Facebook, ngân hàng,…) theo yêu cầu tại các website giả mạo này. Sau khi chiếm đoạt được thông tin cá nhân, tài khoản của người dùng, các đối tượng lợi dụng những thông tin, tài khoản này để thực hiện các hành vi như mua bán thông tin cá nhân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng,…

Để phòng ngừa nguy cơ mất thông tin cá nhân, tài khoản trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân nên cảnh giác với các đường dẫn không rõ nguồn gốc, không nhấn vào đường dẫn lạ. Các đường dẫn rút gọn cũng cần được kiểm tra trước khi nhấp vào, trong đó lưu ý địa chỉ URL khớp với trang định truy cập, không có ký tự lạ. Người dân cần tăng cường bảo mật cho tài khoản và thường xuyên cập nhật trình duyệt, ứng dụng để ngăn ngừa những cuộc tấn công trên môi trường mạng.

Link rút gọn chứa quảng cáo "xâm chiếm" Facebook, cảnh báo mã độc đánh cắp tài khoản- Ảnh 3.

Các bài viết có link rút gọn nhằm mục đích quảng cáo.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các đối tượng xấu có thể lợi dụng dịch vụ này để tạo các đường dẫn rút gọn giả mạo các trang thương mại điện tử, website uy tín,… chứa mã độc nhằm mục đích đánh cắp thông tin của người dùng để hoạt động vi phạm pháp luật.

Một số đường dẫn chuyển hướng người dùng đến một trang giả mạo giao diện như trang mạng xã hội Facebook, ngân hàng, thương mại điện tử… yêu cầu đăng nhập thông tin để tiếp tục xem tiếp bài viết hoặc thực hiện mua sắm. Nếu không quan sát kỹ, người dùng có thể bị thu thập trái phép thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu và mã xác thực của tài khoản (Facebook, ngân hàng,…) theo yêu cầu tại các website giả mạo này. Sau khi chiếm đoạt được thông tin cá nhân, tài khoản của người dùng, các đối tượng lợi dụng những thông tin, tài khoản này để thực hiện các hành vi như mua bán thông tin cá nhân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng,…

Để phòng ngừa nguy cơ mất thông tin cá nhân, tài khoản trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân nên cảnh giác với các đường dẫn không rõ nguồn gốc, không nhấn vào đường dẫn lạ. Các đường dẫn rút gọn cũng cần được kiểm tra trước khi nhấp vào, trong đó lưu ý địa chỉ URL khớp với trang định truy cập, không có ký tự lạ. Người dân cần tăng cường bảo mật cho tài khoản và thường xuyên cập nhật trình duyệt, ứng dụng để ngăn ngừa những cuộc tấn công trên môi trường mạng.

Cần làm gì khi lỡ ấn vào link lạ, link lừa đảo?

Hai cách nhanh chóng và hiệu quả để khắc phục tình trạng trên chính là: Đổi mật khẩu và Kiểm tra lịch sử đăng nhập.

Bước 1: Truy cập và ứng dụng như Zalo, Facebook, Gmail… để đổi mật khẩu.

Bước 2: Tra cứu lịch sử đăng nhập, danh sách lịch sử đăng nhập sẽ hiện ra và kiểm tra các thiết bị đã đăng nhập. Trong trường hợp nếu thấy thiết bị lạ hãy bấm Đăng xuất để vô hiệu hóa việc đăng nhập trên thiết bị đó.