Phần lớn các bệnh liên quan tới bệnh lở miệng đều có chung thủ phạm là HSV-1 hay còn gọi là virus đơn hình Herpes. Theo tổ chức Y tế thế giới, khoảng 2/3 số người trưởng thành đều từng mắc loại bệnh này. Nghiên cứu từ Đại học Michigan cũng đã khẳng định có tới 50% số nhà trẻ tiềm ẩn nguy cơ lây truyền HSV-1.
Tuy vậy, không phải ai nhiễm virus cũng thể hiện những triệu chứng ra ngoài. Viện Hàn lâm liên bang Mỹ khẳng định chỉ có 30% số lượng bệnh nhân mắc HSV-1 thể hiện triệu chứng ra ngoài, cụ thể là bệnh lở miệng. Mặc dù còn gây ra một số vấn đề đường sinh dục nhưng phần lớn HSV ảnh hưởng tới các vấn đề đường miệng.
Phần lớn các bệnh liên quan tới bệnh lở miệng đều có chung thủ phạm là HSV-1. (Ảnh minh họa: Internet)
Lở miệng thường xuất hiện ở phần khu vực xung quanh môi và miệng nhưng cũng có thể xuất hiện tại bất kì vị trí nào trên cơ thể thậm chí tại vùng lưỡi.
Lở miệng gây ra bởi HSV-1 thường lành sau khoảng một tuần. Trên thực tế, không có phương thức chữa trị hoàn toàn cho bệnh lở miệng mà chỉ có những biện pháp giảm thiểu tác động và mức độ của những vết loét miệng.
Điều trị tại nhà
Những biện pháp bổ sung các chất chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy hoạt động hệ miễn dịch đều là cách hiệu quả xử trí căn bệnh này. Một số phương pháp có khả năng hạn chế sự lây lan của virus trong khi số khác lại giảm thiểu những cơn đau và sự khó chịu trong khoang miệng cho người mắc bệnh. Tùy vào cơ địa mỗi người, mức độ hiệu nghiệm của mỗi biện pháp có thể thay đổi. Bạn có thể thử ần lượt để tìm ra đâu là cách phù hợp với bạn nhất:
- Dùng kem dưỡng môi có thành phần chanh.
- Súc miệng bằng trà chanh hoặc các dung dịch có thành phần bạc hà.
- Sử dụng các loại kem tăng cường độ ẩm để làm dịu vết sưng.
- Pha bột cam thảo với nước hoặc dầu để bôi trực tiếp lên vết thương. Loại chất này có chứa axit glycyrrhizic có khả năng kháng virus.
- Tăng cường các loại vitamin: vitamin E giúp tái tạo tế bào trong khi vitamin C có khả năng kích thích quá trình sản sinh các tế bào mới nhanh hơn. Cả hai loại vitamin này đều có thể tìm được trong những loại thực phẩm hàng ngày như rau quả tươi như: cà chua, cải xanh, rau chân vịt…
Bên cạnh các hợp chất giúp giảm thiểu đau nhức và các triệu chứng khó chịu trên, một số loại thực phẩm cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn như:
- Abreva và Zilactin có thể đẩy nhanh thời gian hồi phục vết loét.
- Các loại kem chứa thành phần kẽm oxit có khả năng tiêu diệt HSV-1 hiệu quả.
- Hydrogen peroxide và cồn có khả năng giữ vết loét không bị vi khuẩn xâm nhập.
Lở miệng thường xuất hiện ở phần khu vực xung quanh môi và miệng. (Ảnh minh họa: Internet)
Lở miệng thường xuất hiện ở phần khu vực xung quanh môi và miệng. (Ảnh minh họa: Internet)
Điều trị theo đơn thuốc
Nếu những triệu chứng không thuyên giảm sau khi áp dụng những loại thuốc tại gia, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa. Những biến thể của HSV-1 tuy hiếm xuất hiện nhưng khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra những biến chứng nặng nề mà các loại thuốc thông thường phải bó tay. Nghiêm trọng hơn, virus có thể tấn công vào các bộ phận khác như tay khi phát triển sang dạng mụn rộp chín mé hay mắt ở dạng mụn rộp viêm giác mạc. Thông thường, đơn thuốc của các chuyên gia y khoa sẽ bao gồm các loại thuốc có các thành phần Acyclovir (Xerese, Zovirax), Valacyclovir (Valtrex), Famciclovir (Famvir), Penciclovir (Denavir).
Diễn biến của bệnh
Học viện Da liễu Hoa Kì cho hay, các trường hợp lở miệng thường kéo dài trong khoảng 2-20 ngày. Những triệu chứng của bệnh thường bao gồm:
- Sốt.
- Đau nhức cơ.
- Đau đầu.
- Mệt mỏi.
Những triệu chứng kể trên có thể kéo dài liên tiếp 3-4 ngày. Tuy vậy, HSV-1 thường “án binh bất động” trong tế bào chúng xâm nhập mà ít khi thể hiện các triệu chứng ngay khi vừa xâm nhập cơ thể. Thông thường, các dấu hiệu về bệnh chỉ bùng phát khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề như khi gặp phải stress, căng thẳng, lo lắng hay ốm.
Phần lớn người mắc bệnh sẽ phải chịu cảm giác đau rát, khó chịu tại nơi xảy ra vết loét. Đi kèm với hiện tượng này còn có thể là những vết mẩn đỏ nhỏ xung quanh khu vực thương tổn. Vết loét này nhanh chóng sưng rộp lại tạo thành một vùng chứa vi khuẩn. Sau khi hệ miễn dịch chiến thắng, khối phồng rộp sẽ vỡ ra giải thoát toàn bộ dịch vi khuẩn.
Một khi dịch được rút cạn trong khối rộp, khu vực nhiễm khuẩn sẽ đóng vảy và bước vào trạng thái hồi phục. Quá trình đóng vảy rất quan trọng bởi chúng giữ cho khu vực tổn thương không bị vi khuẩn xâm nhập lại. Việc hồi phục hoàn toàn có thể kéo dài vài tuần nhưng về cơ bản, chỉ sau 7-10 ngày bệnh nhân có thể sinh hoạt không gặp khó khăn gì.
Đau nhức cơ là một biến thể của bệnh lở miệng. (Ảnh minh họa: Internet)
Biện pháp phòng tránh
Dù vẫn còn một vài tranh cãi xung quanh những tác hại của HSV-1 nhưng biện pháp phòng tránh loại virus này đã được các nhà khoa học thống nhất từ lâu. Giữ vệ sinh và giảm thiểu tiếp xúc với những nguồn bệnh tiềm tàng là cách hiệu quả nhất để loại bỏ nguy cơ này. Bên cạnh đó, một vài biện pháp hạn chế lây nhiễm hiệu quả có thể kể đến như:
- Tránh chạm tay trực tiếp vào khu vực loét.
- Vệ sinh kĩ tay sau khi tiếp xúc với khu vực nhiễm khuẩn.
- Tránh các thực phẩm mang tính axít, muối bởi chúng có thể khiến các vết loét trầm trọng hơn.
- Tránh các hoạt động thân mật với người mắc bệnh.
- Tránh chà xát bàn chải lên các khu vực tổn thương.
(Nguồn: Medicalnewstoday)