Cận cảnh các hộ dân Bình Định sống trong vùng sạt lở ở dưới chân núi Cấm.

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 1.

Gần 3 năm từ ngày tỉnh Bình Định có chủ trương di dời 64 hộ dân ở vùng sạt lở núi Cấm (thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành (huyện Phù Cát, Bình Định), đến nay hàng trăm nhân khẩu nơi đây vẫn chưa thể đến nơi ở mới vì khu tái định cư chưa hoàn thành.

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 2.

Mùa mưa lũ và bão cận kề khiến các hộ dân sống cảnh bất an dưới chân núi. Nhiều người thấy dự báo thời tiết có mưa lớn là ôm đồ đến nhà người thân ở nhờ.

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 3.

Những tảng đá lớn chực chờ rơi xuống bất cứ lúc nào khi mưa gió, bão lũ.

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 4.

Nhiều căn nhà xuống cấp, không được sửa chữa vì kế hoạch di dời.

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 5.

Cụ Mai Thị Dư (73 tuổi) thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành (Phù Cát, tỉnh Bình Định) sống cùng con trai, có nhà sát chân núi Cấm kể, sau những trận mưa lớn cách đây 3 năm, khu vực núi Cấm bị sạt lở nghiêm trọng. Đất, đá từ trên núi đổ xuống, lấp kín vườn, tràn vào nhà, uy hiếp tính mạng, tài sản của các hộ dân dưới chân núi. Sau đó UBND tỉnh Bình Định phê duyệt chủ trương đầu tư khu tái định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân ở khu vực núi Cấm, nhưng đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành.

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 6.

"Chưa có nơi ở mới, mỗi khi mưa lớn kéo dài là tôi sợ lắm, đêm đến tôi cùng con trai mang theo mền chiếu qua nhà người quen xin ngủ nhờ, còn nhà cửa, tài sản cứ để lại đó thôi", cụ Mai Thị Dư chia sẻ.

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 7.

Tháng 11/2021, sau những trận mưa như trút nước xuống Bình Định, khu vực núi Cấm bị sạt lở nghiêm trọng. (Ảnh tư liệu)

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 8.

Ước tính khoảng 35.000m3 đất, đá từ trên núi Cấm đổ xuống, lấp kín vườn, tràn vào nhà, uy hiếp tính mạng, tài sản của 117 hộ dân dưới chân núi. (Ảnh tư liệu)

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 9.

Rất may vụ sạt lở không gây hại về người. Sau đó, UBND tỉnh Bình Định đã công bố tình huống khẩn cấp thiên tai tại thôn Chánh Thắng về sạt lở núi Cấm. (Ảnh tư liệu)

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 10.

Năm 2022, UBND tỉnh Bình Định phê duyệt chủ trương, giao UBND huyện Phù Cát đầu tư khu tái định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân ở khu vực núi Cấm, với tổng số vốn 32 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2022-2023.

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 11.

Cơ quan chức năng đã làm mương thoát nước tiếp giáp điểm sạt lở với khu dân cư để chỉnh trị dòng chảy và đầu tư khu tái định cư cho người dân.

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 12.

Tuy nhiên, đã quá thời hạn, khu tái định cư chưa hoàn thành.

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 13.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, trong thời gian chưa thể di dời tới khu tái định cư, Sở yêu cầu địa phương chủ động di dời người dân khi có mưa lớn kéo dài. Xúc tiến nhanh phương án tái định cư, thống nhất di dời 64 hộ dân trong năm 2024. Trường hợp xấu nhất không thể di dời kịp đầu mùa mưa năm nay thì Sở sẽ tính tới phương án sơ tán tạm, bảo đảm tính mạng cho người dân.

Lo sạt lở, người dân dưới chân núi Cấm tại Bình Định ôm đồ đi ở nhờ- Ảnh 14.

Được biết, tháng 6/2024, UBND tỉnh Bình Định có văn bản đồng ý để UBND huyện Phù Cát bố trí, ổn định dân cư đối với 64 hộ dân vùng sạt lở núi Cấm thuộc xã Cát Thành, huyện Phù Cát đến khu tái định cư. Theo đó, 64 hộ dân có nguy cơ sạt lở thuộc thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được di dời đến khu tái định cư với hình thức định cư tập trung.