Trừ con người ra, khi nhắc đến động vật lười biếng thì ta hay nghĩ đến con lười (sloth). Tuy nhiên, sự thật thì còn vô số loài khác lười hơn cả con lười! Loài chim dưới đây là một ví dụ điển hình.
Nhàn trắng (tên khoa học: Gygis alba) là một loài chim biển nhỏ thuộc họ Nhàn, sinh sống chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới
Loài chim siêu lười này có cái tên nghe đã thấy không vất vả: Nhàn trắng.
Nhàn trắng (white tern) có tên khoa học là Gygis alba, là một loài chim biển nhỏ thuộc họ Nhàn, sinh sống chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới.
Nhàn trắng là loài chim nhỏ, lông toàn màu trắng với mỏ dài màu đen, gốc mỏ xanh, mắt nâu và một vòng lông đen hẹp ở xung quanh mắt, chân vàng.
Chúng phân bố rộng rãi khắp Thái Bình Dương , Ấn Độ Dương và còn làm tổ ở một số đảo thuộc Đại Tây Dương. Đến mùa sinh sản, chim nhàn trắng tụ tập trên các đảo san hô, đẻ trứng và nuôi con ngay trên các cành cây mảnh hoặc các rìa đá nhọn khó tiếp cận. Thức ăn của chúng chủ yếu là cá nhỏ bắt dưới nước.
Chim nhàn trắng rất nổi tiếng vì thói quen đẻ trứng ở những chạc cây mảnh khảnh, trơ trụi thay vì đẻ vào tổ
Đến đây thì bạn đã biết tại sao loài chim này tên là "nhàn" và bị gọi là "loài chim lười nhất thế giới" chưa?
Chim nhàn trắng rất nổi tiếng vì thói quen đẻ trứng ở những chạc cây mảnh khảnh, trơ trụi thay vì đẻ vào tổ (chỉ có nhàn trắng làm như vậy, các giống chim nhàn khác thường đẻ trên mặt đất). Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng chúng làm như vậy để tránh việc phải nuôi con của chim ký sinh (chỉ loài chim chuyên đẻ trứng vào tổ của chim khác).
Đó là một lý do, tuy nhiên làm vậy rất tai hại. Chỉ cần một cơn gió lớn là trứng hoặc chim non có thể rơi xuống đất và bỏ mạng.
Vì lý do này mà nhàn trắng cũng có cách thích nghi riêng: chim non mới nở đã có đôi chân rất phát triển, đủ để đu bám trên cành cây. Ngoài ra loài chim này cũng rất "chịu khó" đẻ, chỉ cần phát hiện quả trứng biến mất, chim nhàn trắng cái sẵn sáng đẻ thêm quả khác.
Chim nhàn trắng cũng rất thọ so với chim khác, người ta đã từng ghi nhận tuổi thọ lâu nhất của nhàn trắng là 17 năm.
Vì lý do này mà nhàn trắng cũng có cách thích nghi riêng: chim non mới nở đã có đôi chân rất phát triển, đủ để đu bám trên cành cây. Ngoài ra loài chim này cũng rất "chịu khó" đẻ, chỉ cần phát hiện quả trứng biến mất, chim nhàn trắng cái sẵn sáng đẻ thêm quả khác
Chim nhàn trắng nuôi con ngay trên cành cây
Một con chim nhàn trắng đang ngồi trông trứng
Chúng thường kẹp trứng hoặc con non vào giữa hai chân cho đỡ rơi
Thế giới tự nhiên luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu mà có khi, con người chẳng bao giờ tưởng tượng ra. Đọc ngay bài viết bên dưới nếu bạn đã vô tình bỏ qua: