Sen là một loại cây thân thảo, có lá xanh, hoa tím, thường được sử dụng để trang trí, làm đẹp cho nhà cửa. Ngoài thân, cá và hoa, củ của loại thực vật này còn được sử dụng làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của gia đình.

Củ sen có tên gọi theo Đông Y là liên ngẫu. Nó là phần rễ của cây sen, nằm phía dưới lớp bùn. Tên khoa học của loại củ này là Rhizoma Nelumbinis.

Loại củ trong bữa cơm được ví như “nhân sâm dưới nước’’: Tốt cho huyết áp, tim mạch và ngừa ung thư- Ảnh 1.

Củ sen được ví là ''nhân sâm dưới nước''.

Theo Đông y, củ sen có vị ngọt, tính bình, giúp bổ tỳ, bổ phế, cầm máy, an thần. Ngoài ra, bên trong củ sen còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như: vitamin A, B, C, PP, trigonelin, tyrosine, glucose, asparagin, arginine và hơn 70% tinh bột. Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, củ sen được coi là một loại ‘‘nhân sâm dưới nước’’, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Cũng bởi vậy, nó thường được chế biến thành nhiều món ăn trong bữa cơm của người Việt.

Dưới đây là những lợi ích nổi bật của củ sen mà có thể bạn chưa biết:

Cân bằng huyết áp

Trong củ sen có chứa một lượng kali đáng kể giúp duy trì sự cân bằng chất điện giải, ngăn ngừa tác động của natri trong máu. Kali hoạt động giống như hoạt chất giãn mạch, giúp các mạch máu thư giãn hơn, từ đó giảm căng thẳng cho tim. Chính vì vậy, chất này có vai trò vô cùng quan trọng cho hoạt động thần kinh, vận chuyển máu và chất lỏng đến não.

Loại củ trong bữa cơm được ví như “nhân sâm dưới nước’’: Tốt cho huyết áp, tim mạch và ngừa ung thư- Ảnh 2.

Loại củ này có thể giúp con người ổn định huyết áp.

Ngoài ra, củ sen còn có nhiều tinh bột nên có thể làm tăng hàm lượng insulin. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều.

Tốt cho tiêu hóa

Lượng chất xơ trong củ sen nhiều hơn một vài loại rau củ khác. Nó giúp làm tăng khối lượng phân, giúp đi tiêu dễ dàng hơn. Nhờ vậy, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể qua đường tiêu hóa và quá trình tiết dịch vị tăng lên. Đồng thời, lượng chất xơ này còn kích thích nhu động của cơ ruột giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

Chống oxy hóa, ngừa ung thư

Các nhà khoa học đã tìm ra các chất chống oxy hóa bên trong củ sen. Trong đó, 100g củ sen có chứa tới 73& lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Mà vitamin C là một chất quan trọng trong quá trình sản xuất collagen giúp duy trì sự đàn hồi của làn da và các cơ quan trong cơ thể.

Loại củ trong bữa cơm được ví như “nhân sâm dưới nước’’: Tốt cho huyết áp, tim mạch và ngừa ung thư- Ảnh 3.

Trong củ sen có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe.

Chưa hết, vitamin C cũng thúc đẩy hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do có hại trong cơ thể. Nhờ vậy, các bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch, ung thư cũng được đẩy lùi.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Kali trong củ sen là một chất làm giãn mạch hiệu quả. Ngoài ra, chất xơ có nhiều trong củ sen còn có khả năng loại bỏ cholesterol. Chất pyridoxine trong củ sen cũng giúp cơ thể kiểm soát homocysteine trong máu - nguyên nhân gây bệnh tim.

Lưu thông máu

Tác dụng tiếp theo của củ sen chính là thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp tăng cường oxy hóa các cơ quan và cũng tăng các chức năng và mức năng lượng. Công dụng này được phát huy là nhờ sự ‘‘có mặt’’ của đồng và sắt bên trong củ sen. Hai chất này có vai trò hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu, tăng lưu lượng máu cũng như sức sống. Do đó, việc thường xuyên ăn củ sen sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ thiếu máu, tăng cường lưu lượng máu.

Loại củ trong bữa cơm được ví như “nhân sâm dưới nước’’: Tốt cho huyết áp, tim mạch và ngừa ung thư- Ảnh 4.

Củ sen có vị ngọt, thơm và dễ ăn.

Giảm cân

Củ sen cũng là một loại thực phẩm lý tưởng trong chế độ giảm cân hay kiểm soát cân nặng. Lý do là bởi chúng có chứa hàm lượng calo thấp, lượng chất xơ và chất dinh dưỡng rất cao. Những chất này sẽ tạo cho con người giảm giác no lâu hơn và ít thèm ăn hơn. Từ đó, cơ thể sẽ hạn chế ăn uống, cân nặng sẽ được kiểm soát và ‘‘đẩy lùi’’ tình trạng béo phì.

Một số món ngon được làm từ củ sen mà các gia đình có thể lựa chọn như: Canh củ sen sườn non, củ sen chiên, củ sen kẹp chả cá chiên, củ sen xào rau củ, củ sen kho hạt sen, gỏi củ sen, mì củ sen,...

Tổng hợp