Theo ThS.BS Hà Vũ Thành, khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội), củ nghệ được sử dụng nhiều làm gia vị, đây cũng được coi là vị thuốc quý. Thành phần của nghệ được phân tích chứa curcuminoid (6%), tạo nên màu vàng cho nghệ, trong đó lượng curcumin chiếm khoảng 70-80% khối lượng. Các hợp chất tinh dầu chiếm khoảng 2-7% gồm các hoạt chất chính là artumeron, zingiberen, borneol.

Tác dụng dược lý của nghệ

Làm đẹp

Trong dân gian của nghệ được sử dụng để chăm sóc da. Bạn có thể dùng nghệ bôi lên vết thương đang ăn da non để chống sẹo. Tinh nghệ trộn mật ong, sữa chua đắp lên mặt để làm trắng da, giảm thâm nám, giúp da thêm sức sống, giảm mụn. Khi bạn đói, bạn có thể ăn thêm chút nghệ để lưu thông mạch máu giúp da đẹp hơn

Phòng ngừa ung thư

Nghệ có tác dụng ngăn chặn hình thành tế bào ung thư mới, không ảnh hưởng tới tế bào lành khác. Sản phẩm từ nghệ cũng được hỗ trợ cho người bệnh ung thư sau hóa trị, xạ trị.

Loại gia vị ăn vài lát mỗi ngày có thể giúp phòng hầu hết các bệnh - Ảnh 1.

Củ nghệ được sử dụng nhiều làm gia vị, đây cũng được coi là vị thuốc quý. (Ảnh minh hoạ)

Làm chậm quá trình phát triển bệnh Alzheimer

Curcumin còn có khả năng kích thích não bộ sản sinh các yếu tố dưỡng thần kinh giúp hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh mất trí nhớ, Alzheimer.

Chống viêm, làm lành vết thương

Nghệ chống viêm, làm lành vết thương loét, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, đại tràng, giảm đầy bụng, ngăn ngừa oxy hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm khớp, dị ứng, giảm men gan, gan nhiễm mỡ, bảo vệ tế bào gan khi có cồn trong máu.

Lưu ý, khi dùng nghệ bạn cần dùng đúng liều lượng, không nên sử dụng quá nhiều vì có thể bị tác dụng phụ. Nghệ có tính cay nếu dùng nhiều gây đau bụng, buồn nôn, khó tiêu.

Nghệ ảnh hưởng tới quá trình đông máu, gây chảy máu nên những người đang sử dụng thuốc chống đông máu cần cẩn trọng và nên hỏi bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra, nghệ kích thích tử cung nên người mang thai tránh dùng. Trẻ em dưới 6 tuổi cũng không được dùng nghệ và các sản phẩm từ nghệ.