Sáng ngày 10/1, thông tin lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương phải sơ tán khẩn nhiều người dân sống xung quanh cơ sở sản xuất nước đá trên địa bàn TP. Thủ Dầu do sự cố rò rỉ khí Amoniac khiến nhiều người xôn xao.

Được biết, sau sự cố rò rỉ có không ít người dân sống xung quanh khu vực cơ sở sản xuất nước đá trên đã xuất hiện triệu chứng khó thở. Điều đó khiến mọi người đặt rất nhiều câu hỏi xung quanh Amoniac, xem nó thực sự là loại khí gì, nguy hiểm ra sao.

Amoniac là khí gì? Có độc không?

Trả lời về vấn đề này, PGS. Trần Hồng Côn (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết Amoniac có công thức hóa học là NH3, đây là một loại khí độc, không màu, mùi hăng, dễ tan trong nước. Thông thường, khí Amoniac sẽ bị nén ở dạng lỏng, nếu bị rò rỉ ra không khí sẽ bay hơi với nồng độ cao, tốc độ lan rộng.

PGS Trần Hồng Côn đánh giá Amoniac có thể gây hôn mê rất nhanh, thậm chí có người đang hoàn toàn tỉnh táo nhưng có biểu hiện cay mắt đã chuyển sang trạng thái hôn mê do tiếp xúc với Amoniac nồng độ cao.

Amoniac có thể giết người nhanh như thế nào?

khi-amoniac-nh3-hoa-long-3.jpeg

Amoniac có công thức hóa học là NH3, đây là một loại khí độc, không màu, mùi hăng, dễ tan trong nước.

Theo vị PGS, việc khí Amoniac tác động đến cơ thể nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào liều lượng, thời gian cũng như con đường mà cơ thể tiếp xúc với chúng.

- Nếu tiếp xúc với Amoniac nồng độ cao: Sẽ gây phỏng da, phỏng mũi, mắt, đường hô hấp, thậm chí gây mù lòa, hại phổi và gây tử vong nhanh.

- Nếu tiếp xúc với Amoniac nồng độ thấp: Gây ho, kích ứng mũi, họng, nuốt vào cơ thể gây bỏng miệng, họng và dạ dày.

PGS Trần Hồng Côn cho biết, khí Amoniac sau khi đi vào cơ thể sẽ tác dụng với nước và biến đổi thành amoni hydroxit gây tổn thương tế bào, tổn thương hệ hô hấp, lại phổi, tiêu hóa, hệ thần kinh... khiến nạn nhân dễ rơi vào hôn mê, mất ý thức, tử vong khi không được cấp cứu kịp thời.

Những người hít hoặc nuốt, chạm vào Amoniac thường sẽ xuất hiện triệu chứng ho, đau ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè; chảy nước mắt, đau họng, đau miệng; nặng hơn sẽ gây mù mắt; bỏng da; đau dạ dày; chóng mặt, thậm chí thủng dạ dày trong vòng 48h – 72h sau khi nuốt phải...

Phụ nữ tiếp xúc với NH3 thường có những biểu hiện sau: Bệnh rong kinh, đau họng, tức ngực, ho, khó thở, kích ứng mắt. Triệu chứng thường giảm dần trong vòng 24-48h.

Khi tiếp xúc trực tiếp với NH3 đậm đặc: da, mắt, họng, phổi có thể bị bỏng rất nặng, những vết bỏng có thể bị mù vĩnh viễn, bệnh phổi hoặc tử vong.

ngodockhicodauhieunhanbietvacachxulyantoanvoh3_20190816162908.jpeg

Khí Amoniac tác động đến cơ thể nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào liều lượng, thời gian cũng như con đường mà cơ thể tiếp xúc với chúng. (Hình minh họa)

PGS Trần Hồng Côn cho hay, Amoniac có vai trò không nhỏ trong đời sống nên rất phổ biến, chúng thường được tìm thấy ở đất, nước, không khí, phân bón, nhà máy điện, khí thải sản xuất khác...

Cần xử lý thế nào khi phát hiện người bị ngộ độc Amoniac?

Bệnh nhân bị ngộ độc Amoniac thường phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm tính mạng nên thời gian cấp cứu cũng rất ngắn. Nếu phát hiện người ngộ độc Amoniac, cần:

- Di chuyển ngay nạn nhân ra khỏi hiện trường. Nếu xảy ra bên ngoài phải vào nhà ngay, đóng chặt mọi cửa, tắt điều hòa.

636137045344273754.jpeg

(Hình minh họa)

- Tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo nếu ngất.

- Cởi quần áo dính amoniac bằng cách cắt áo, sau đó cho quần áo cho vào túi nilon buộc chặt.

- Rửa ngay amoniac trên da, rửa mắt, kính bằng xà phòng nhiều lần; không dùng chất tẩy.

- Nếu nuốt phải, nới lỏng ngay cà vạt, khăn, cổ áo; súc miệng nước lạnh nhiều lần; uống 1 - 2 chén sữa.

- Lập tức gọi xe cấp cứu để đưa nạn nhân đến bệnh viện.

https://afamily.vn/loai-khi-doc-vua-bi-ro-ri-o-binh-duong-khien-nhieu-nguoi-dan-phai-di-so-tan-thuc-su-la-gi-co-the-giet-nguoi-nhanh-the-nao-20220110163840332.chn