Nấm hương rất phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình. Ngoài giá thành rẻ, dễ mua, hương vị ngon, ít ai biết được loại nấm này rất giàu các loại polysacarit. Polysacarit là chất có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư và giảm cholesterol hiệu quả.
Theo ông Kim Ưng, phó trưởng khoa Dinh dưỡng, thuộc Bệnh viện Ung Thư của Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc, giá trị dinh dưỡng của nấm hương không thua kém gì so với những loại thực phẩm cao cấp khác.
Những thành phần dinh dưỡng có trong nấm hương
Thực phẩm từ nấm có chứa nhiều axit amin thiết yếu, protein, khoáng chất, nhóm vitamin B, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác. Chúng rất ngon, ít calo và nhiều chất xơ. Đặc biệt dù nấu ở nhiệt độ cao lên tới 180 độ C thì các chất dinh dưỡng vẫn không bị mất đi.
Nấm hương được ví như kho báu trong thực phẩm, người xưa thường gọi nó là "nữ hoàng nấm" hay "vua thực phẩm chay". Điều đó cho thấy chúng có vị trí rất quan trọng trong tất cả các loại nấm.
Tại sao nấm hương có thể ngăn ngừa ung thư?
Trong số những tác dụng của nấm hương, nổi bật hơn cả là nó có thể ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Vậy những hợp chất nào có trong nấm hương có tác dụng phòng ngừa ung thư?
- Lentinan
Đây là một chất có hoạt tính đặc biệt và hoạt động hiệu quả nhất trong các phiên bản Lentinula. Nó có thể ức chế hoạt động của các tế bào ung thư và cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể người. Lentinan được coi là một chất bổ trợ miễn dịch đặc hiệu cho tế bào lympho T. Hơn nữa, nó có thể tăng cường hệ miễn dịch để kích thích các kháng nguyên, phục hồi chức năng của tế bào lympho T và chống ung thư hiệu quả.
Lentinula có thể thúc đẩy sự thèm ăn, cải thiện hiệu quả việc mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, nấm nói chung rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
- Axit ribonucleic
Axit ribonucleic có thể sản xuất interferon chống ung thư, để ngăn ngừa các tế bào ung thư di căn.
- Selenium
Selenium có thể loại bỏ các gốc tự do (các mảnh phân tử không ổn định) trong cơ thể một cách hiệu quả, tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh khác nhau về hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày và ung thư thực quản.
Lưu ý: Mặc dù nấm hương có nhiều lợi ích, nhưng nó rất giàu purine, sẽ làm tăng axit uric trong máu, bệnh nhân bị gút tuyệt đối không nên ăn. Khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 100gr nấm hương tươi.
Cách chế biến nấm hương để mang lại những lợi ích sức khỏe tốt nhất
Trước khi chế biến nên ngâm nấm hương, tốt nhất là nên ngâm trong nước nấm để tạo ra axit ribonucleic và một số chất khác có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác nhau.
Có nhiều cách để ăn nấm hương, có thể luộc, hầm, chiên, nướng hoặc đem nấu thành cháo hoặc súp. Trong đó, cháo nấm được ăn như một phương pháp điều trị bổ sung cho bệnh nhân bị ung thư phổi, cổ tử cung, hệ tiêu hóa và bệnh bạch cầu.
- Nấm hương nướng, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển
Rửa 100gr nấm hương tươi, loại bỏ cuống, xẻ hình chữ thập trên bề mặt nấm. Phết 1 lớp dầu ăn lên khay nướng, cho nấm hương vào, rắc muối, tỏi băm và nướng trong 6 phút.
- Nấm hương xào cải, tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể
Rửa 50gr nấm hương, 200 rau cải, phi thơm hành tỏi rồi cho vào xào, thêm nước tương, muối, gia vị, nêm nếm vừa miệng ăn là được.
- Súp nấm các loại, thúc đẩy phục hồi tế bào miễn dịch
Nấm các loại rửa sạch, cắt bỏ cuống, măng tây bỏ rễ, sò điệp rửa sạch. Cho một chút dầu vào chảo, thêm hành tỏi, cho sò điệp vào xào trước rồi thêm nước vừa phải, đun sôi, sau đó cho nấm vào, khi thấy hỗn hợp rau củ đã chín thì thêm bột năng pha nước vào, đổ từ từ đến khi sánh lại, nêm nếm lại gia vị, tắt bếp rắc thêm hành lá, hạt tiêu.
Theo EDH