Thời điểm hiện tại, củ mài đang vào mùa thu hoạch, bạn có thể tận dụng loại nguyên liệu này để thêm vào nấu cháo sườn càng ngon.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu cháo sườn củ mài
300g sườn, 150g củ mài, 80g gạo, 5g bột ý dĩ, 10g bột nấm phục linh, 1 cây hành lá, 1 mẩu gừng, 1 lít nước lọc, 5g muối, 10ml rượu nấu ăn.
Cách nấu cháo sườn củ mài
Bước 1: Củ mài gọt vỏ rửa sạch sau đó thái khúc. Sườn rửa sạch rồi chặt khúc vừa ăn. Gạo vo sạch, gừng thái lát, hành lá thái nhỏ.
Bước 2: Cho sườn vào nồi, thêm gừng thái lát, rượu nấu ăn và đổ lượng nước ngập mặt sườn.
Bước 3: Đun sôi sau đó rửa sạch lại sườn rồi để ráo nước.
Bước 4: Cho sườn vào nồi, thêm củ mài, gạo, bột ý dĩ, bột nấm phục linh và 1 lít nước lọc vào đun sôi.
Bước 5: Hầm cháo trong khoảng 90 phút hoặc cho đến khi hạt gạo nở bung và sườn chín mềm thì thêm chút muối cho vừa ăn, thả hành lá thái nhỏ vào là xong.
Thành phẩm món cháo sườn củ mài
Một bát cháo sườn củ mài ngọt thơm ngon đã hoàn thành. Cháo có vị ngọt của sườn kết hợp với sự thơm bùi của củ mài lại càng thêm ngon. Món cháo chế biến khá đơn giản nhưng lại ngon miệng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa và giúp tăng cường sức khỏe.
Có thể bạn chưa biết:
1. Ăn củ mài giúp tăng cường lá lách, có lợi cho dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Củ mài có chứa amylase, polyphenol oxidase, các chất khác, có lợi cho chức năng tiêu hóa và hấp thu của lá lách, dạ dày. Củ mài thường được sử dụng để điều trị các bệnh như suy nhược của lá lách và dạ dày, thiếu ăn, mệt mỏi, tiêu chảy và các bệnh khác.
2. Củ mài chứa saponin và chất nhầy, có tác dụng bôi trơn và giữ ẩm nên có lợi cho phổi, trị ho đờm lâu ngày.
3. Củ mài có chứa protein và chất nhầy, có tác dụng hạ đường huyết, ăn lâu dài còn giúp hỗ trợ phòng trị bệnh tiểu đường.
4. Củ mài chứa một lượng lớn chất nhầy protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng, có thể ngăn chặn hiệu quả sự kết tủa của lipid máu trên thành mạch máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và có tác dụng bồi bổ tinh thần, giúp an thần.