Có thờ có thiêng có kiêng có lành là một trong những quan điểm mà người Việt Nam rất tin tưởng được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Không chỉ những người làm kinh doanh mới quan tâm nhiều đến việc thờ cúng mà nghệ sĩ Việt cũng rất tin tưởng với các lễ nghi cúng tổ trước khi trình diễn, và bên cạnh đó họ còn kiêng ăn uống một số thực phẩm để tránh màn biểu diễn không suôn sẻ. Một trong số đó chính là ăn mía và uống nước mía trước khi diễn.
Giải thích cho việc này, có nhiều điển tích nhưng phổ biến hơn cả là câu chuyện về một trong 3 vị Thánh tổ gồm Tiên Sư, Tổ Sư và Thánh Sư. Trong ba vị Thánh tổ ấy, có một người là trẻ con rất thích ăn mía, chính vì vậy người ta tương truyền rằng nếu đem mía vào trong sân khấu hoặc uống nước mía sẽ khiến cho vị thánh này thèm, dẫn đến lơ là không chứng cho đêm diễn. Từ đó dẫn đến việc nghệ sĩ sẽ quên lời, quên bài khiến vỡ diễn trục trặc, khó suôn sẻ.
Sao Việt rất kiêng kị việc uống nước mía trước khi đi diễn (ảnh: Internet)
Không biết thực hư việc này ra sao nhưng hầu hết các nghệ sĩ đều rất tin tưởng và thực hiện theo, ngoài việc không ăn mía hay uống nước mía thì một số điều kiêng kị sau rất được nghệ sĩ Việt tin tưởng và không dám làm trái.
Không cho tiền hành khất
Lý giải cho việc này, một số nghệ sĩ gạo cội giải thích rằng, tương truyền một trong 3 Thánh tổ của nghề có một người là hành khất, chính vì vậy giới nghệ sĩ Việt rất kiêng kị việc cho tiền hay bố thí ăn xin, họ quan niệm rằng người cùng một tổ mà bố thí nhau sẽ không hay, tổ không cho lộc.
(ảnh: Internet)
Không mang quả thị vào cánh gà
Ngoài mía thì thị cũng là vật cấm bị đem vào cánh gà, nguyên nhân được lí giải rằng mùi thơm của thịt sẽ làm cho nghệ sĩ xao lãng, từ đó quên bài diễn, gây trục trặc cho cả đoàn.
Không được khen nghệ sĩ khác đẹp
Không rõ nguyên nhân vì sao lại có tục kì lạ này, chỉ biết rằng các nghệ sĩ khi đã hóa trang hoặc trang điểm xong mà được người khác khen hôm nay làm mặt đẹp quá thì họ sẽ âm thầm tẩy trang và trang điểm lại.
Không mang guốc vông lên sân khấu
Hành động này được cho là bất kính với Tổ, sẽ không được Tổ đãi, nguyên nhân sâu xa được cho là các tượng thờ Tổ được làm từ cây vông, vì thế cây vông được xem như là cốt Tổ, mang guốc vông thể hiện sự coi thường tổ nghiệp, sẽ không được phù hộ.
Nói thêm một chút về giỗ tổ sân khấu của nghệ sĩ Việt Nam
ảnh: Internet)
Ban đầu ngày giỗ tổ chỉ dành riêng cho giới cải lương, hát bội tuồng chèo. Để tỏ lòng thành kính với đấng trên, các nghệ sĩ thường mang lễ vật đến cúng tổ vào ngày 12.8 âm lịch mỗi năm. Về sau này các nghệ sĩ trẻ, ca sĩ chỉ cần làm trong lĩnh vực nghệ thuật, sân khấu cũng lấy ngày này làm ngày giỗ Tổ của mình.
(Tổng hợp)