Năm nào cũng vậy, cứ đến thời điểm cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi những đợt gió Đông Bắc tràn về cũng là lúc mùa thu hoạch của táo ta lại đến. Người ta không khỏi thèm thuồng khi trông thấy những quả táo xanh mướt, bóng bẩy và giòn tan. Không ngại bỏ ra 30 – 45 ngàn đồng để mua 1 cân táo ngon miệng, hấp dẫn.

Táo ta (táo chua) có vỏ xanh, nhẵn bóng được trồng phổ biến ở Việt Nam với hai loại chính: táo chua và táo đường. Ăn táo đã nhiều, nhưng hẳn bạn chưa hề biết rằng: Cứ 100gr táo ta sẽ chứa 400 - 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong cam, quýt. Thậm chí, lượng vitamin C của quả táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ của Trung Quốc.

Loại quả giòn tan, nhiều vitamin gấp 10 lần cam, quýt này đang vào mùa, bạn hãy tranh thủ mua về ăn và chữa vô số bệnh - Ảnh 1.

Nhờ có vitamin P cao, táo ta có tác dụng chống lại các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, dễ cáu gắt, mất ngủ…

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt nam), Đông y ví táo ta như một loại thuốc quý của mùa đông. Bộ phận thường dùng là quả và lá. Có thể dùng làm thuốc an thần, chữa suy nhược thần kinh, bệnh dạ dày, bệnh đường miệng…

Đang vào mùa táo ta, hãy tận dụng loại quả này để làm thuốc chữa vô số bệnh, nhiều người không hề biết:

- Chữa suy giảm trí nhớ: Dùng 100gr táo, đun trong 500ml nước. Cho thêm chút mật ong hoặc đường vào. Uống trước khi đi ngủ, đều đặn mỗi ngày.

- Giảm đau đầu: Ép táo thành nước uống đồng thời lấy nước táo xoa lên vùng thái dương sẽ có tác dụng làm giảm căng thẳng, đau đầu.

- Chữa dạ dày: Lấy một lượng táo vừa đủ, gọt vỏ. Đem xay thật nhuyễn rồi ăn bột táo tươi này vào buổi sáng, lúc bụng đói. Lưu ý không dùng đồ ăn khác trong vòng 5 giờ để bột táo phát huy tác dụng.

Loại quả giòn tan, nhiều vitamin gấp 10 lần cam, quýt này đang vào mùa, bạn hãy tranh thủ mua về ăn và chữa vô số bệnh - Ảnh 2.

Đông y ví táo ta như một loại thuốc quý của mùa đông.

- Chữa bệnh đường miệng: Nghiền lá tươi và đun lấy dịch chiết, thêm tí muối rồi ngậm súc miệng, ngừa viêm họng, làm sạch khí quản, chữa viêm nhiễm hầu họng và chứng rát lưỡi do ăn quá nhiều trái cây chua.

- Chữa trĩ: Lấy khoảng vài cành lá táo tươi, đặt lên trên một nồi nước sôi rồi đậy nắp để hấp cho lá táo chín. Tiếp đó, hãy đem lá táo chín đi nghiền cùng 1 ít dầu mè. Lấy hỗn hợp này đắp lên búi trĩ khi còn ấm. Ngày 2 lần, liên tục trong một tuần sẽ thấy kết quả.

Loại quả giòn tan, nhiều vitamin gấp 10 lần cam, quýt này đang vào mùa, bạn hãy tranh thủ mua về ăn và chữa vô số bệnh - Ảnh 3.

Cứ 100gr táo ta sẽ chứa 400 - 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong cam, quýt.

- Ngừa cảm cúm: Dùng 1 thìa nước ép của quả táo tươi, cho thêm chút hạt tiêu, uống ngày 1 lần sẽ ngăn ngừa được cảm lạnh.

- Chữa hồi hộp, khó ngủ, hay mê: Táo nhân sao đen, sinh địa, mạch môn, long nhãn nhục, hạt sen, hạt muồng sao mỗi thứ 12g. Đem đi sắc uống hoặc tán viên với mật ong, uống 20-24g/ngày.

- Chữa nhọt mủ: Lấy lượng lá táo tươi tùy dùng, đem đi giã nhuyễn rồi đắp vào mụn nhọt để hút mủ.

- Dưỡng tóc: Dùng bột lá táo, trộn thành khối nhão bôi lên da đầu mỗi ngày sẽ có tác dụng làm sạch da đầu, ngừa gàu, kích thích mọc tóc nhanh, giữ tóc đen bóng…

Ai không nên ăn táo ta?

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng khuyến cáo mặc dù táo ta có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt nhưng mọi người chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải, nên xen kẽ cùng các loại trái cây khác…

Loại quả giòn tan, nhiều vitamin gấp 10 lần cam, quýt này đang vào mùa, bạn hãy tranh thủ mua về ăn và chữa vô số bệnh - Ảnh 5.

Mặc dù táo ta có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt nhưng mọi người chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải.

Ngoài ra, 3 nhóm người sau thì nên tránh ăn táo nhiều:

- Phụ nữ đang mang thai: Bà bầu không nên ăn quá nhiều táo vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

- Trẻ nhỏ: Vì quả táo ta có đặc điểm nhỏ, có hạt cứng. Trẻ em rất dễ bỏ cả quả táo vào miệng nên bố mẹ cần cẩn thận cho con ăn kẻo bị hóc, nghẹn.

- Người hay lạnh bụng: Nhóm người hay bị lạnh bụng, đầy bụng khó tiêu ăn nhiều sẽ làm bệnh nặng hơn.