Mùa mơ chín rộ thường vào tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm, mơ chín mọng, căng tròn, thơm nức mũi. Nhiều người tận dụng thời điểm này để ngâm nước mơ, làm ô mai… dùng dần quanh năm.

Ngoài sử dụng để làm đồ ăn, quả mơ còn có công dụng "bạc triệu" đó là trị bệnh. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, quả mơ trong Đông y được coi là một bài thuốc trị bệnh. Mơ có vị chua, nếu chế biến với muối sẽ có vị chua mặn, tính ấm, đi vào 3 kinh can, tì, phế, có công dụng liễm phổi, thông đờm, sát khuẩn, làm tăng bài tiết tân dịch, giải nhiệt, cầm máu, ra mồ hôi.

Theo y học hiện đại, thịt quả mơ chín chứa nhiều vitamin A, C và các nguyên tố vi lượng. Trong 100g trái mơ cung cấp đầy đủ lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày nhờ có chứa thành phần magie, canxi và potassium. Vitamin C có trong quả mơ như một "liều thuốc" chống ôxy hóa tự nhiên, có thể giúp làm sáng mắt và đem lại làn da mịn màng, khỏe mạnh.

Loại quả màu vàng nhiều người chê “chua loét” hóa ra dùng để trị ho hay viêm họng, đau răng lại cực nhanh và tiện - Ảnh 2.

Theo kinh nghiệm dân gian, dùng nước mơ ngâm đường, ngâm muối, hoặc ngâm rượu đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bài thuốc chữa bệnh trong mùa lạnh từ quả mơ do lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ:

1. Chữa ho lâu năm

Cách dùng: Quả mơ muối 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, cam thảo 5g, trần bì 10g, hoàng kỳ 20g, đổ 2 bát nước vào sắc đến khi còn 1/2 bát, chia làm 2 lần đem uống trong ngày.

2. Chữa ho nhiệt (khạc đờm, có máu)

Cách dùng: Ô mai, hoa hòe sao, dành dành sao, vỏ rễ dâu mỗi thứ 12g. Đem sắc lấy nước uống.

Loại quả màu vàng nhiều người chê “chua loét” hóa ra dùng để trị ho hay viêm họng, đau răng lại cực nhanh và tiện - Ảnh 3.

3. Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi

Cách dùng: 20 quả mơ đem sắc cùng 1 bát nước. Khi còn 6/10 thì dừng lại, uống vào lúc bụng đói.

4. Chữa sốt rét cơn

Cách dùng: 4 quả ô mai, 8g thường sơn chế giấm đem tán nhỏ, làm viên, uống với rượu lúc sáng sớm, trước cơn sốt.

5. Chữa chứng tiêu khát

Cách dùng: 80g ô mai, 200 hạt đạm đậu sị. Sắc uống hoặc nấu canh ăn.

Loại quả màu vàng nhiều người chê “chua loét” hóa ra dùng để trị ho hay viêm họng, đau răng lại cực nhanh và tiện - Ảnh 4.

6. Tẩy giun đũa

Cách dùng: Mơ 10g, xuyên tiêu 6g, gừng 3 lát, tất cả đem sắc lấy nước uống.

7. Giải rượu

Cách dùng: Dùng mơ nấu với trà đem uống sẽ có tác dụng giải rượu.

8. Chữa ho viêm họng

Cách dùng: Lấy 6g ô mai (lấy thịt bỏ hạt), 12g vỏ rễ dâu tẩm mật sao thơm, 6g thảo dây sắc cùng 200ml nước. Đến khi chỉ còn 100ml nước, dùng uống trong ngày.

9. Đau răng

Cách dùng: Mơ chín giã nát, đem đắp vào răng sẽ có tác dụng.

Loại quả màu vàng nhiều người chê “chua loét” hóa ra dùng để trị ho hay viêm họng, đau răng lại cực nhanh và tiện - Ảnh 6.

10. Miệng khô, khát phiền nhiệt

Cách dùng: Quả mơ muối, thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch hộc, mỗi loại 6g đem sắc uống.

Trong mơ có chứa một bộ phận cực độc nếu dùng sai cách

Dù mơ đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng lương y Sáng cho hay: "Không phải loại quả nào cũng toàn tác dụng. Dù trong Đông y, mơ được đánh giá lành tính, bổ dưỡng xong nếu ăn quá nhiều quả tươi sẽ gây hại cho răng, tăng nhiệt do đó người bị bệnh cảm, dạ dày nhiều acid, trẻ em bị lên đậu cấp tính cần kiêng ăn mơ tươi".

Hạt quả mơ có chứa độc tính. Cụ thể là sau khi ăn vào, chất amygadalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc.

Loại quả màu vàng nhiều người chê “chua loét” hóa ra dùng để trị ho hay viêm họng, đau răng lại cực nhanh và tiện - Ảnh 7.

Hạt quả mơ có chứa độc tính.

Triệu chứng ngộ độc hạt mơ là chóng mặt, mệt lả, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, huyết áp tăng, thở nhanh…

Nếu nghiêm trọng, người bệnh sẽ bị hôn mê, co giật, huyết áp hạ, suy hô hấp tuần hoàn dẫn đến tử vong.

Chính vì thế mỗi khi sử dụng nhân hạt mơ để làm thuốc cần lưu ý đến liều thường dùng là từ 3-10g và được bào chế đúng cách thức hoặc phối ngũ hợp lý để khắc chế độc tố.

Nếu dùng quá liều có thể cho uống than hoạt tính hoặc sirô để hạn chế tác động phụ. Nếu không có chuyên môn tốt nhất không nên sử dụng.