Rau hẹ là gì?

Khi đi chợ mua đồ, nhiều người vẫn hay thắc mắc khi thấy một loại rau có lá dài màu xanh giống hành, nhưng lá dẹp và phần gốc giống cây cỏ dại. Đó là cây hẹ, một loại rau gia vị không phải ai cũng biết.

Loại rau hay bị nhầm với cỏ dại, chỉ cần trồng 1 nắm là có vị thuốc 0 đồng bổ dưỡng ăn trọn đời - Ảnh 2.

Cây hẹ thuộc họ Allium, cùng họ với các loại cây gia vị khác như tỏi tây, hành lá, tỏi, hành tây, và hành trắng. Lá hẹ có thể ăn sống, nấu canh, dùng trong món xào hoặc trang trí.

Hẹ còn có tên gọi khác là rau khởi dương. Theo Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Vì đặc tính mọc um tùm như cỏ dại nên loại rau bổ dưỡng này rất dễ bị bỏ qua khi mọc tự nhiên trên đất. Hẹ khác biệt với cây hành ở hình dạng lá, có thêm ngọn hoa dài đặc trưng.

Loại rau hay bị nhầm với cỏ dại, chỉ cần trồng 1 nắm là có vị thuốc 0 đồng bổ dưỡng ăn trọn đời - Ảnh 2.

Trong thành phần của lá hẹ có chứa một một lượng nhỏ choline. Dưỡng chất này có công dụng giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào, giúp cải thiện tâm trạng, ngủ ngon hơn.

Sách Lễ ký xưa viết củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu. Lá hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.

Theo y học hiện đại, cây hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin K, các chất quan trọng như đồng, sắt, canxi, riboflavin, kẽm, chất xơ… Tất cả các dinh dưỡng này đều có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể. Đặc biệt hơn, trong loại rau này còn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng chống ung thư hiệu quả, bao gồm ung thư vú, ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt…

Các hợp chất trong cây hẹ có khả năng chống viêm mạnh, có thể dùng để chữa nhiễm trùng, viêm tai, viêm lợi… vô cùng hiệu quả. Chưa kể, nó còn giúp phụ nữ phòng ngừa một số bệnh liên quan đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Ngoài ra hẹ còn hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, giải độc gan.

img
img

Món ngon từ hẹ

Dù bổ dưỡng nhưng hẹ cũng là loại thực phẩm "khó chiều". Khi nấu ăn cần chú ý tránh kết hợp hẹ với một số nguyên liệu thực phẩm khác như hành lá, hành tây, sữa chua, mật ong, bí ngô, rượu trắng, thịt bò. Thành phần dinh dưỡng trong các thực phẩm kể trên có thể kị nhau với lá hẹ, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dẫn đến khó tiêu.

Loại rau hay bị nhầm với cỏ dại, chỉ cần trồng 1 nắm là có vị thuốc 0 đồng bổ dưỡng ăn trọn đời - Ảnh 5.

Các bà nội trợ khéo tay có thể tham khảo một số món ngon từ hẹ dưới đây để "đổi gió" bữa cuối tuần mát mẻ cho cả gia đình.

1. Trứng hấp hẹ (Hẹ chưng trứng)

- Nguyên liệu: Trứng gà, hẹ tươi, nước mắm, tiêu.

- Cách làm: Hẹ rửa sạch, cắt nhỏ, trộn đều với trứng. Hấp cách thủy 10 phút hoặc chiên lửa nhỏ đến khi chín.

- Đặc điểm: Món mềm mịn, thơm mùi hẹ, ăn kèm cơm nóng hoặc cháo.

2. Bánh hẹ chiên giòn

- Nguyên liệu: Bột mì, hẹ, tôm khô, trứng, gia vị.

- Cách làm: Trộn bột + trứng + nước thành hỗn hợp sệt. Thêm hẹ cắt nhỏ, tôm khô ngâm mềm, nêm gia vị. Chiên từng thìa bánh trong dầu nóng đến khi vàng giòn.

- Đặc điểm: Giòn rụm, vị mặn ngọt từ tôm, thơm nồng mùi hẹ.

3. Canh hẹ nấu đậu hũ non

- Nguyên liệu: Hẹ, đậu hũ trắng, nấm, nước luộc gà.

- Cách làm: Đun sôi nước dùng, thả đậu hũ cắt vuông vào cùng nấm. Khi sôi lại, cho hẹ cắt khúc, nêm nhạt, tắt bếp ngay.

- Đặc điểm: Thanh mát, tốt cho tiêu hóa, phù hợp ngày nóng.

Loại rau hay bị nhầm với cỏ dại, chỉ cần trồng 1 nắm là có vị thuốc 0 đồng bổ dưỡng ăn trọn đời - Ảnh 6.

4. Hẹ xào gan heo

- Nguyên liệu: Gan heo, hẹ, tỏi, dầu hào.

- Cách làm: Gan thái mỏng, ướp với tỏi băm + 1 thìa dầu hào. Xào gan chín tới, cho hẹ cắt khúc vào đảo nhanh tay. Nêm gia vị vừa ăn.

- Đặc điểm: Gan mềm béo, hẹ giòn ngọt, giàu sắt và vitamin A.

5. Chả hẹ (Hẹ trộn thịt chiên)

- Nguyên liệu: Thịt xay, hẹ, mộc nhĩ, nấm hương.

- Cách làm: Trộn thịt + hẹ cắt nhỏ + nấm, mộc nhĩ thái sợi + 1 thìa nước mắm. Viên thành miếng dẹt, chiên vàng hai mặt.

- Đặc điểm: Vị đậm đà, thơm lừng, ăn với cơm hoặc bánh mì.

6. Hẹ tẩm bột chiên giòn

- Nguyên liệu: Hẹ, bột chiên giòn, trứng, bột chiên xù.

- Cách làm: Nhúng hẹ cắt khúc dài vào trứng, lăn qua bột. Chiên ngập dầu đến khi vàng ruộm, chấm sốt mayo.

- Đặc điểm: Giòn tan, chấm sốt mayonnaise hoặc tương ớt.

Mẹo chế biến:

Hẹ nên rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, không nấu quá lâu để giữ màu xanh và dinh dưỡng.

Kết hợp thêm tỏi, gừng hoặc ớt để tăng hương vị.

Ai không nên ăn hẹ?

1. Người bị nóng trong

Lá hẹ có tính ấm nên không thích hợp dùng cho người bị nóng trong. Nếu ăn hẹ dễ sinh thêm nhiệt, khiến tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng, có thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu như khô miệng, mệt mỏi, chán ăn…

2. Những người bị bệnh về mắt

Không nên ăn nhiều lá hẹ nếu bạn mắc các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm tuyến lệ… vì có thể tăng thêm các triệu chứng khó chịu ở mắt.

Loại rau hay bị nhầm với cỏ dại, chỉ cần trồng 1 nắm là có vị thuốc 0 đồng bổ dưỡng ăn trọn đời - Ảnh 4.

3. Người yếu dạ dày, mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Lá hẹ chứa nhiều chất xơ, tuy có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp làm ẩm ruột, nhuận tràng nhưng loại rau này lại không dễ tiêu hóa. Người yếu dạ dày ăn nhiều lá hẹ dễ gây kích thích thành ruột gây tiêu chảy, nôn mửa, chướng bụng và các triệu chứng khó chịu khác. Không nên ăn hẹ liên tục.