Nhắc đến khoai lang, hầu hết mọi người nghĩ đến củ của nó. Không thể phủ nhận rằng, củ khoai lang là một thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe, với hàng loạt những lợi ích "vàng". Thế nhưng bên cạnh đó, lá của nó cũng chứa rất nhiều dưỡng chất, thậm chí còn tốt hơn cả củ gấp nhiều lần.
Trước đây, lá khoai lang thường được vứt bỏ hoặc làm thức ăn cho gia súc. Nhưng bây giờ, khi biết được giá trị dinh dưỡng thực sự của nó, lá khoai lang trở thành một loại cây hái ra tiền, nhảy vọt từ "thức ăn cho gia súc lên bàn ăn của con người".
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu Á (AVRDC), lá khoai lang được Liên Hiệp Quốc xếp vào danh sách 10 loại rau chống oxy hóa hàng đầu, vì chúng rất giàu chất xơ, vitamin A, C và các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, kali, magiê và kẽm. Lá khoai lang có thể đáp ứng lượng vitamin A, B và C cần thiết cho một ngày.
Lợi ích của việc ăn lá khoai lang
1. Tăng cường thể chất
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, lá khoai lang rất giàu protein, tương tự như trứng. Ai cũng biết rằng, protein là chất không thể thiếu đối với con người, cung cấp năng lượng cho hầu hết các cơ quan của cơ thể. Ăn lá khoai lang thường xuyên có tác dụng nâng cao thể lực, duy trì độ đàn hồi của da, làm chậm quá trình lão hóa.
2. Giảm táo bón
Nếu chất độc trong cơ thể tích tụ quá nhiều sẽ dẫn đến táo bón, trong lá khoai lang chứa nhiều chất xơ, có thể giúp đường ruột thông thoáng, từ đó thải độc trong cơ thể ra ngoài một cách thuận lợi.
Tốt nhất nên ăn lá khoai lang vào buổi sáng, vì ruột được nghỉ ngơi qua đêm và bắt đầu vận động. Lúc này dùng lá khoai lang có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa, giảm triệu chứng táo bón.
3. Bảo vệ thị lực
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin A trong lá khoai lang nhiều hơn trong cà rốt. Vitamin A giúp giảm quáng gà và thị lực kém.
4. Giảm cholesterol, kiểm soát đường trong máu
Ăn nhiều thịt cá sẽ làm cholesterol sẽ tăng, các vấn đề như huyết áp cao và xơ cứng động mạch có thể xảy ra. Vì vậy, chúng ta nên tăng cường ăn lá khoai lang vào thường xuyên để làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Ngoài các vitamin và khoáng chất quen thuộc, lá khoai lang còn rất giàu phytochemical, chẳng hạn như myricetin, quercetin, apigenin,… mỗi chất đều là bậc thầy chống oxy hóa. Các chất phytochemical này có thể quét các gốc tự do trong mạch máu và giữ cho các mạch máu luôn tươi trẻ.
Ngoài ra, myricetin còn có thể cho phép lượng đường dư thừa trong mạch máu chạy vào tế bào để sử dụng mà không bị ứ lại. Lá khoai lang là thực phẩm tốt để kiểm soát lượng đường trong máu.
Những điều cần chú ý khi ăn lá khoai lang
Mặc dù lá khoai lang rất tốt cho cơ thể, nhưng nó cần được ăn với số lượng vừa phải và không phải đối tượng nào cũng thích hợp.
1. Ăn nhiều khó tiêu
Có thể vì vị ngon của nó mà nhiều người không cưỡng lại được nên đã ăn quá mức, dẫn tới một số tình trạng có thể xảy ra như đầy bụng, khó tiêu, khó chịu đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu muốn tốt cho cơ thể, chúng ta cần ăn với lượng vừa phải.
2. Người có hệ tiêu hóa kém, bệnh gút, bệnh thận nên hạn chế ăn
Do lá khoai lang chứa purin nên người bị bệnh thận, bệnh gút, đường tiêu hóa bị ứ trệ tốt nhất không nên ăn lá khoai lang. Hệ tiêu hóa của người già, phụ nữ mang thai tương đối yếu cũng không nên ăn nhiều.
3. Chống chỉ định dùng với hải sản, hồng, trứng
Mặc dù lá khoai lang có nhiều tác dụng nhưng cũng có nhiều chống chỉ định. Nó không ăn được với hải sản như cua, tôm nếu không sẽ gây ra một số triệu chứng về đường tiêu hóa.
Ăn quá nhiều lá khoai lang và quả hồng sẽ khiến cho cơ thể tăng tiết axit trong dạ dày. Axit trong lá khoai lang và quả hồng sẽ kết tủa và cô đặc lại. Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng như loét dạ dày và chảy máu dạ dày có thể xảy ra.
Một lượng lớn cholesterol và protein trong trứng sẽ phản ứng với một số chất tannin trong lá khoai lang, ăn vào sẽ bị đau bụng.
Theo EDH, Hotbak, Cemtc