Trong số những người sống trường thọ, không ít người là bác sĩ y học cổ truyền của Trung Quốc. Họ có những bí quyết giữ gìn sức khỏe độc đáo của riêng mình. Nếu bạn cũng muốn có sức khỏe tốt, bạn có thể tham khảo bí quyết họ chia sẻ.

Danh y Chen Tongyun là một trong những bậc thầy về y học cổ truyền Trung Quốc. Bà được sinh ra trong gia đình có truyền thống về y học cổ truyền tại Bắc Kinh vào năm 1921. Bà rất thành công trong việc điều trị các bệnh về da bằng y học cổ truyền Trung Quốc.

Tuy 103 tuổi nhưng bà vẫn có làn da hồng hào, không hề có dấu vết của tuổi tác. Với vẻ ngoài tràn đầy sức sống, bạn sẽ khó nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lão hóa nào trên cơ thể bà.

Loại rau yêu thích của bác sĩ y học cổ truyền sống trăm tuổi - Ảnh 1.

Tuy 103 tuổi nhưng danh y Chen Tongyun vẫn có làn da hồng hào, không hề có dấu vết của tuổi tác. (Nguồn: Toutiao)

Bà từng chia sẻ về loại rau mình yêu thích dùng hàng ngày sau mỗi bữa ăn trưa và bữa tối, đó chính là cần tây. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng cần tây tính mát, đi vào kinh phổi, dạ dày và gan, tác dụng thanh nhiệt, làm dịu gan, lợi tiểu và giảm sưng tấy.

Từ góc độ dinh dưỡng, cần tây rất giàu chất xơ, hàm lượng chất xơ cao hơn rau bina và khoai lang. Sau khi chất xơ đi vào cơ thể con người, nó có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình đại tiện.

Vì vậy, khi bị táo bón bạn có thể ăn cần tây. Việc đẩy nhanh quá trình đại tiện giúp rút ngắn thời gian lưu trú của các chất có hại trong ruột, từ đó làm giảm nguy cơ viêm ruột và ung thư. Khi bạn sở hữu hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng góp phần gia tăng tuổi thọ.

Ngoài ra, chất xơ còn có thể làm giảm quá trình hấp thu lipid trong thức ăn qua đường tiêu hóa và giúp giảm lipid máu; đồng thời chất xơ thô còn có tác dụng làm sạch răng và duy trì sức khỏe răng miệng.

Khi ăn cần tây, nhiều bạn chỉ ăn phần thân, nhưng thực tế, lá và rễ cần tây cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng, tác dụng tốt cho sức khỏe. Lá cần tây giàu carotene, vitamin A, vitamin B2, vitamin E. Theo thống kê, hàm lượng carotene trong lá cần tây gấp hơn 8 lần so với thân cần tây và hàm lượng magiê gấp khoảng 3 lần so với thân cần tây.

Thậm chí, hàm lượng chất xơ không hòa tan trong lá đạt 2,2g/100g, trong khi ở thân chỉ là 1,2g/100g. Vì vậy, để hấp thụ chất dinh dưỡng toàn diện hơn và giảm lãng phí, bạn không nên vứt bỏ lá khi ăn cần tây.

Ngoài loại rau cần  mtâyà bà ưa thích, đi bộ cũng là một trong những thói quen được bà áp dụng mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt. Khi ở tuổi 98, bà vẫn có thể đi bộ 2.000 bước mỗi ngày. Để đạt được số bước như vậy có liên quan rất nhiều đến quá trình tập luyện thường xuyên.

Phương pháp đi bộ của bà là đi bộ 100 bước trong vòng 1 phút và thực hiện bài tập thở sau khi đi bộ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đi bộ giúp nuôi dưỡng trái tim, phổi, chỉ cần vài phút là có thể mang lại lợi ích to lớn cho cơ thể.