Chúng ta thường biết đến mật ong như 1 "siêu thực phẩm" đối với sức khỏe. Thế nhưng còn có 1 thực phẩm khác cũng bổ dưỡng không kém, thậm chí còn tốt hơn cả mật ong đó là sữa ong chúa.
Sữa ong chúa là chất tiết của ong mật để nuôi ong chúa và ấu trùng của chúng. Nó là một chất sền sệt, có màu trắng kem và có lợi ích dinh dưỡng cao.
Hiện nay, sữa ong chúa được sử dụng rộng rãi như một loại thực phẩm chức năng và được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm, nó có thể được tiêu thụ bằng đường uống và bôi trực tiếp lên da.
Mặc dù tên của nó giống như thực phẩm của hoàng gia, sữa ong chúa không đắt và thường được tiêu thụ khá phổ biến ở dạng bột và viên nang.
Giá trị dinh dưỡng cao của sữa ong chúa có thể là do các protein và axit béo độc đáo của nó như 9 glycoprotein - được gọi là protein chính của sữa ong chúa (MRJPs) và 2 axit béo, axit trans-10-Hydroxy-2-decanoic và 10-Hydroxydecanoic axit.
Sữa ong chúa mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
1. Ngăn ngừa ung thư
Giàu chất chống oxy hóa, sữa ong chúa được biết là có khả năng ngăn chặn sự tấn công của các tế bào ung thư trong cơ thể. Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng sữa ong chúa có khả năng ngăn chặn sự phát triển của bisphenol A - một loại estrogen môi trường có thể gây ra ung thư vú.
2. Hỗ trợ điều trị vô sinh
Chất royalactin trong sữa ong chúa được khẳng định là có lợi trong việc điều trị các vấn đề vô sinh ở nam giới. Mặc dù chưa có sự rõ ràng về vai trò cụ thể của loại protein này, nhưng nó đã được chứng minh là làm tăng khả năng sinh sản và khả năng di chuyển của tinh trùng ở nam giới.
3. Điều hòa huyết áp
Protein thủy phân trong sữa ong chúa được tiết lộ là có vai trò hiệu quả trong việc tác động đến mức huyết áp. Sự kết hợp của kali và protein giúp giảm căng thẳng cho mạch máu và tim; chủ yếu là vì kali hoạt động như một chất giãn mạch và giúp ngăn ngừa sự tấn công của các vấn đề tim mạch.
4. Điều trị bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để tìm hiểu tác động của sữa ong chúa đối với những người bị bệnh tiểu đường. Mặc dù nó không có bất kỳ tác dụng tức thời nào, nhưng sữa ong chúa có thể tác động tích cực đến mức đường huyết; đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
5. Điều trị loãng xương
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Chỉnh hình và Chấn thương, Khoa Y của Đại học Erciyes ở Thổ Nhĩ Kỳ, sữa ong chúa đã được chứng minh là cải thiện mật độ khoáng chất trong xương của bạn và hạn chế sự mất xương do loãng xương gây ra.
6. Kiểm soát các triệu chứng mãn kinh và sau mãn kinh
Sự kết hợp của sữa ong chúa với tinh dầu hoa anh thảo, damiana và nhân sâm đã được chứng minh là có tác động tích cực làm giảm các triệu chứng của mãn kinh. Đồng thời, có thể cải thiện trạng thái tinh thần của phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
7. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Sự hiện diện của histamine trong sữa ong chúa có thể giúp cải thiện các chức năng cơ thể của bạn bằng cách cải thiện khả năng miễn dịch. Do đó, nó ngăn ngừa cơ thể bạn khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các chất độc khác. Histamine giúp ngăn chặn các chất gây dị ứng và giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.
8. Hỗ trợ giảm cân
Lecithin trong sữa ong chúa giúp giảm mức cholesterol, thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh và giúp cải thiện chức năng gan. Tất cả những điều này là những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa tăng cân không cần thiết và thúc đẩy giảm cân một cách lành mạnh.
9. Ngăn ngừa lão hóa sớm
Các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong sữa ong chúa giúp loại bỏ các gốc tự do gây lão hóa sớm, dẫn đến làn da của bạn hình thành nếp nhăn, đốm đen, mụn bọc... Tiêu thụ sữa ong chúa giúp mang lại vẻ bóng khỏe cho làn da của bạn và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Nó cũng giúp ngăn ngừa sự khởi phát của các bệnh mãn tính, do đó cũng cải thiện tuổi thọ của một người
1 cấm kỵ khi dùng sữa ong chúa
Mọi người không nên lạm dụng sữa ong chúa. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng liều lượng sử dụng sữa ong chúa từ 300 đến 6.000mg mỗi ngày là tối ưu.
Đối với những người đang có các triệu chứng mãn kinh: Dùng 150mg sữa ong chúa, uống hàng ngày trong 3 tháng, hoặc một - hai viên trong 12 tuần. Lạm dụng sữa ong chúa có thể gây dị ứng, mẩn ngứa hoặc thậm chí viêm loét dạ dày
Nhóm người không sử dụng sữa ong chúa:
- Những người bị dị ứng với các sản phẩm từ ong hoặc phấn hoa không nên tiêu thụ sữa ong chúa.
- Không sử dụng sữa ong chúa nếu bạn đang bị hen suyễn, vì trong một số trường hợp, nó thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
- Tiêu thụ sữa ong chúa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da hoặc da bị viêm.
- Những người bị huyết áp thấp nên tránh sữa ong chúa vì nó có thể làm giảm huyết áp của bạn hơn nữa.
- Sữa ong chúa cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ như: Nôn mửa, chóng mặt, ngứa quá mức, thở khò khè hoặc các vấn đề về hô hấp khác, nổi mề đay, các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng hoặc tiêu chảy, buồn nôn... do đó điều quan trọng là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.