Trong xã hội phong kiến, hoàng đế luôn được coi là người có quyền lực trên vạn người. Do vậy, vị trí hoàng hậu cũng là ngôi vị mà tất cả phụ nữ khắp nhân gian đều mơ ước.

Vì lẽ đó, nhiều người ta mặc nhiên nghĩ rằng làm hoàng hậu là được hưởng mọi vinh hoa phú quý. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy, đặc biệt là với Hoàng hậu Uyển Dung, vị hoàng hậu cuối cùng của thời đại phong kiến Trung Quốc.

Được biết, Uyển Dung sinh năm 1906 và xuất thân từ gia tộc quyền quý Quách Bố La thị. Bà được biết đến là người vừa xinh đẹp lại thông minh và vô cùng hiểu biết hơn người.

Năm 1922, Uyển Dung chính thức trở thành hoàng hậu của triều đại nhà Thanh từ sau đám cưới xa hoa với vua Phổ Nghi. Tuy nhiên, cuộc sống sung túc trong vai trò "mẫu nghi thiên hạ" của bà chỉ tồn tại cho đến khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ vào năm 1924, 2 năm sau khi bà lên ngôi hoàng hậu. Sau đó, Uyển Dung và vua Phổ Nghi tách biệt, bà dần trượt dài và lâm vào cảnh bi thương. Cuối cùng, vị hoàng hậu xinh đẹp một mình qua đời trong một nhà tù khi chưa tròn 40 tuổi. 

Sau khi bà mất, không ít người vẫn không khỏi tiếc nuối khi chứng kiến những bức ảnh thời còn xuân sắc của bà. Nhiều người cho rằng, nếu xét về nhan sắc và thần thái của Uyển Dung khi còn trẻ, thực sự khó ai có thể bì kịp với bà.

c13ed6aebdde46528d6aa25da04111fc

Hoàng hậu Uyển Dung và vua Phổ Nghi lúc còn ở bên nhau

Uyển Dung vô cùng đa tài khi thông thạo piano, cờ vua, thư pháp và hội họa,...

v2-617863235f2739034f152c7f74f1f682_b

Nhan sắc thời trẻ của bà