Những bức ảnh dưới đây có giá trị lịch sử rất cao bởi vì chúng thuộc nhóm ảnh đầu tiên khi máy chụp ảnh vừa được du nhập vào Trung Hoa. Những bức ảnh này được chụp khoảng 160 năm trước, vào cuối thời kỳ trị vì của Hoàng đế Hàm Phong và đầu thời kỳ Từ Hi Thái hậu lên nắm quyền.

Loạt ảnh cũ cuối thời nhà Thanh có giá trị lịch sử cực lớn: Hình ảnh Tử Cấm Thành và cuộc sống người dân được khắc họa rõ nét - Ảnh 1.

Một vị quan ở Quảng Châu chụp ảnh cùng vợ trong studio. Vì bổ tử ở phần áo trước ngực bị mờ nên không thể xác định là hình ảnh gì và cũng không thể xác định phẩm cấp của vị quan này. Vợ của ông được triều đình phong là cáo mệnh phu nhân. Bức ảnh được chụp vào khoảng năm 1981 - 1864.

Bổ tử (gọi tắt là bổ) cũng có thể được goi là "hung bối" hoặc "quan bổ", là một mảnh vải hình vuông hoặc tròn được đính trên ngực áo và lưng áo trên quan phục của các vị quan thời nhà Minh - Thanh. Phẩm cấp khác nhau sẽ sử dụng bổ tử có hoa văn khác nhau. 

Dựa vào chuỗi hạt mà vị quan trong bức ảnh trên đang đeo trên cổ thì có thể suy ra, ông là quan văn ngũ phẩm trở lên. Quan văn ngũ phẩm và quan võ tứ phẩm trở xuống không thể sử dụng chuỗi hạt. Chuỗi hạt này được gọi là "Triều châu".

Loạt ảnh cũ cuối thời nhà Thanh có giá trị lịch sử cực lớn: Hình ảnh Tử Cấm Thành và cuộc sống người dân được khắc họa rõ nét - Ảnh 2.

Một gia đình thường dân đông con. Ảnh chụp sau năm 1862.

Loạt ảnh cũ cuối thời nhà Thanh có giá trị lịch sử cực lớn: Hình ảnh Tử Cấm Thành và cuộc sống người dân được khắc họa rõ nét - Ảnh 3.

Một lớp học ở Quảng Châu năm 1863.

Sau chiến tranh nha phiến lần thứ 2, ngày càng có nhiều nhiếp ảnh gia phương Tây mang máy chụp ảnh đến Trung Hoa chụp ảnh, chẳng hạn như Felice Beato, Milton Miller, William Sanders,... Những bức ảnh trong bài viết này đều do họ thực hiện.

Loạt ảnh cũ cuối thời nhà Thanh có giá trị lịch sử cực lớn: Hình ảnh Tử Cấm Thành và cuộc sống người dân được khắc họa rõ nét - Ảnh 4.

Ủng thành, An Định Môn, nội thành Bắc Kinh vào những năm 1860. Ủng thành là bức thành nhỏ bên ngoài cổng thành. Bên trái Ủng thành là Thành lâu, bên phải là Tiễn lâu.

Loạt ảnh cũ cuối thời nhà Thanh có giá trị lịch sử cực lớn: Hình ảnh Tử Cấm Thành và cuộc sống người dân được khắc họa rõ nét - Ảnh 5.

Ngọ Môn, Tử Cấm Thành năm 1860. Khi bức ảnh này được chụp, Hoàng đế Hàm Phong đã chạy trốn đến Nhiệt Hà (một tỉnh cũ ở Trung Quốc).

Loạt ảnh cũ cuối thời nhà Thanh có giá trị lịch sử cực lớn: Hình ảnh Tử Cấm Thành và cuộc sống người dân được khắc họa rõ nét - Ảnh 6.

Bức ảnh Tử Cấm Thành được chụp từ Bạch Tháp Sơn năm 1860.

2 bức ảnh toàn cảnh Tử Cấm Thành và Ngọ Môn trên đây là những bức ảnh sớm nhất ghi lại toàn cảnh Tử Cấm Thành, có giá trị lịch sử quan trọng. Được biết, năm 2020 là kỷ niệm 600 năm hoàn thành xây dựng Tử Cấm Thành.

Loạt ảnh cũ cuối thời nhà Thanh có giá trị lịch sử cực lớn: Hình ảnh Tử Cấm Thành và cuộc sống người dân được khắc họa rõ nét - Ảnh 7.

Hình ảnh Di Hòa Viên năm 1860. Đây là bức ảnh đầu tiên được chụp sau khi Di Hòa Viên bị thực dân Anh - Pháp cướp phá và phóng hỏa vào tháng 10/1860.

Loạt ảnh cũ cuối thời nhà Thanh có giá trị lịch sử cực lớn: Hình ảnh Tử Cấm Thành và cuộc sống người dân được khắc họa rõ nét - Ảnh 8.

Bức ảnh chụp Chiêm Thế Sai và một người đàn ông phương Tây năm 1864. Chiêm Thế Sai lúc chụp ảnh đã 23 tuổi. Vì cao hơn 2m nên ông đã được một công ty nghệ thuật đưa đi biểu diễn khắp thế giới. Sau đó, ông định cư tại Anh và kết hôn với một phụ nữ địa phương.

Loạt ảnh cũ cuối thời nhà Thanh có giá trị lịch sử cực lớn: Hình ảnh Tử Cấm Thành và cuộc sống người dân được khắc họa rõ nét - Ảnh 9.

Bức ảnh chụp một thầy bói năm 1868. Ông đã được nhiếp ảnh gia phương Tây mời vào studio để chụp bức ảnh này.

Loạt ảnh cũ cuối thời nhà Thanh có giá trị lịch sử cực lớn: Hình ảnh Tử Cấm Thành và cuộc sống người dân được khắc họa rõ nét - Ảnh 10.

Một góc phố cổ ở Thượng Hải năm 1863.

Nguồn: Toutiao, Baidu