Tiểu Thiên năm nay 19 tuổi, đến từ Quảng Đông (TQ). Cậu mới nhập học được một thời gian ở Bắc Kinh. Cuộc sống sinh viên xa nhà đầy mới mẻ và hào hứng, Tiểu Thiên rất nhanh hòa nhập với bạn bè và môi trường mới.
Tuy nhiên, dạo gần đây, Tiểu Thiên luôn cảm thấy rất mệt mỏi trong người, cảm giác kiệt sức. Chưa kể, chân tay cậu phù thũng, ruột gan bồn chồn khiến Tiểu Thiên không thể tập trung vào việc học hành. Ban đầu, Tiểu Thiên nghĩ do lịch học dày đặc, cơ thể chưa kịp thích ứng với điều kiện sống mới. Nhưng, các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt Tiểu Thiên bắt đầu sốt cao kéo dài và liên tục buồn nôn.
Một lần vào buổi tối khi đang tự học, đột nhiên 2 mắt Tiểu Thiên tối sầm, cậu ngã xuống đất và bất tỉnh. Các bạn cùng lớp nhìn thấy, lập tức liên hệ với cha mẹ Tiểu Thiên và đưa cậu vào bệnh viện, kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy creatinine huyết thanh của cậu là 863μmoI/L, thể tích nước tiểu là 200ml/d, và bị suy thận nặng.
Sau khi chẩn đoán thêm, bác sĩ kết luận Tiểu Thiên bị bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở giai đoạn cuối.
Nhận kết quả từ bác sĩ, cha mẹ Tiểu Thiên rất bất ngờ, họ không hiểu tại sao Tiểu Thiên lại mắc nhiễm trùng đường tiểu giai đoạn cuối. Bản thân các bác sĩ khám chữa cho Tiểu Thiên cũng rất hiếu kỳ, bởi một chàng trai trẻ tuổi như vậy nhưng lại mắc bệnh và để kéo dài như vậy.
Trong khi các bác sĩ hoang mang, thì cha mẹ Tiểu Thiên ở ngoài hành lang có lời qua tiếng lại. Thì ra, cha mẹ cậu đã ly hôn nhiều năm nay, Tiểu Thiên sống với cha. Đây có lẽ là lý do khiến mẹ cậu giận dữ, trách cứ chồng không chăm sóc con trai chu đáo, dẫn tới tình trạng con trai mắc bệnh mà không ai hay.
Nhưng sự thật tìm hiểu, các bác sĩ biết được rằng, cha rất thương Tiểu Thiên. Ông làm lụng khổ cực, nhận làm thêm rất nhiều việc để con trai có thể học ở những trường tốt nhất. Ông kì vọng con trai phải học thật giỏi, phải thi đỗ ngôi trường Đại học hàng đầu. Tiểu Thiên rất nghe lời cha, nên cậu luôn dốc sức vào việc học.
Khi còn học cấp 3, vì muốn thi được vào ngôi trường đại học danh tiếng, nên việc cậu thức đêm đến 1, 2 giờ sáng là chuyện bình thường. Cha Tiểu Thiên cũng lo lắng con trai thiếu dinh dưỡng, nên thường mua cho cậu rất nhiều đồ ăn sẵn, để Tiểu Thiên không bị đói. Cũng chính là trong 3 năm này, Tiểu Thiên đã nuôi dưỡng thói quen xấu đó là vừa thức đêm vừa ăn thức ăn mua sẵn bên ngoài.
Tất cả những thói quen tai hại đó đã khiến Tiểu Thiên mắc nhiễm trùng đường tiểu. Nghe kết luận của bác sĩ, cha Tiểu Thiên rất sốc. Ông không ngờ, thương con nhưng thiếu hiểu biết đã dẫn tới những sai lầm đáng tiếc. Bản thân Tiểu Thiên khi tỉnh táo cũng đã tự hứa sẽ từ bỏ thói quen thức khuya, thiết lập thời gian biểu khoa học, hợp lý hơn. Cậu quyết sẽ không tàn phá sức khỏe bằng việc trắng đêm học hành, lười vận động thể dục thể thao như trước đây nữa.
Để giúp cha con Tiểu Thiên hiểu hơn về tình trạng bệnh lý, bác sĩ phân tích kỹ lưỡng 2 nguyên nhân khiến Tiểu Thiên bị nhiễm trùng đường tiểu là do thói quen cực xấu mà hàng triệu người, đặc biệt là các bạn trẻ mắc phải:
Nguyên nhân số 1: Thức đêm liên tục, kéo dài . Tất cả các hành vi làm tổn thương thận thì thức đêm là thủ phạm số 1. Thường xuyên thức đêm không những làm tổn thương thận, mà còn tổn thương gan.
Ngoài thức đêm, thì ăn đêm thường xuyên, không có quy luật, làm tăng gánh nặng bài tiết của thận, thận không có thời gian nghỉ ngơi, sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Kết hợp với các yếu tố kích thích bên ngoài, khiến thận dễ xuất hiện các vấn đề.
Nguyên nhân số 2: Thường xuyên ăn các thực phẩm chế biến sẵn. Khi ăn đồ ăn nhanh bên ngoài, đa phần chúng ta thấy rất ngon, kích thích vị giác. Bởi, các cơ sở sản xuất đồ ăn nhanh được gia tăng hương vị và nên thường cho thêm vị chua, cay, ngọt... và đa phần chế biến khá mặn. Thời gian dài ăn những thực phẩm quá nhiều muối này khiến huyết áp tăng, lượng nước dự trữ trong cơ thể cũng tăng, là nền tảng gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
Nhiễm trùng đường tiểu là hội chứng lâm sàng thường gặp của tất cả các bệnh thận ở giai đoạn cuối, chức năng của thận đã suy kiệt mãn tính, có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, đường tiêu hóa, tim phổi, thần kinh, cơ bắp, da và máu.
Bởi thế trong cuộc sống, muốn tránh xa bệnh nhiễm trùng đường tiểu, nhất định phải tuân thủ 3 nguyên tắc:
- Kiểm soát lượng muối và uống nhiều nước
Y học Trung Quốc nói: "Thận chính là nước". Muối ăn trong các thực phẩm đều được thông qua thận để tiến hành lọc, nếu muối quá cao, nó sẽ làm tăng tải lọc lên thận. Khuyến cáo rằng lượng muối ăn hàng ngày của bệnh nhân được kiểm soát trong vòng 6g.
Uống nhiều nước sẽ giúp thải độc tố thận và giảm bệnh thận, nên uống khoảng 1500-2000 ml mỗi ngày.
Khi uống nước, bạn cũng có thể dùng một số loại cây thảo dược có chức năng nuôi dưỡng thận và làm tăng hương vị.
- Điều trị kịp thời các nguyên nhân dẫn đến bệnh
Nguyên nhân chính gây suy thận thường gặp bao gồm viêm cầu thận mãn tính, tăng huyết áp, tiểu đường... và trong quá trình điều trị bệnh thận, điều trị kịp thời nguyên nhân phát bệnh cũng rất quan trọng.
Khống chế được nguyên nhân phát bệnh, chức năng của thận mới không bị hư hại, đó là bước quan trọng nhất để ngăn ngừa suy thận mãn tính. Do đó, chúng ta phải chú ý đến chỉ số thay đổi huyết áp và lượng đường trong máu. Tuân theo lời khuyên của bác sĩ và uống thuốc thường xuyên.
- Tập thể dục thường xuyên, tăng cường thể lực
Nếu bạn ngồi yên trong một thời gian dài, khoang bụng của con người sẽ chịu áp lực lớn, và lưu thông máu trong khoang bụng và trong cơ thể sẽ bị cản trở. Như vậy, bàng quang được ép trong một thời gian dài, dễ dàng dẫn đến nước tiểu ngược, gây ra bệnh thận.
Vì vậy, chúng ta phải tập thể dục đều đặn, tăng cường thể lực, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Có rất nhiều cách để tập thể dục, như đi bộ, chạy bền, nhảy múa, leo núi, chèo thuyền, võ thuật... tất cả đều có lợi để tăng cường thể lực, cải thiện sức đề kháng của cơ thể và ngăn chặn sự xuất hiện của tổn thương miễn dịch sau khi nhiễm vi khuẩn.
(Nguồn: Sina, tổng hợp)