Từ xa xưa, cây ngải cứu đã được sử dụng để giúp làm giảm các cơn đau cdo giun tròn, giun kim, giun móc... gây ra. Ngoài ra, ngải cứu được dùng làm trà cũng có rất nhiều giá trị cho sức khỏe của bạn.

Dưới đây là một số tác dụng của trà ngải cứu: 

- Hoạt động như một chất kích thích tiêu hóa: Trà ngải cứu có vị đắng nhưng chính chất tạo nên vị đắng này lại có tác dụng làm giảm các vấn đề về dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau dạ dày, ợ nóng, đầy hơi và hội chứng ruột kích thích, cải thiện sự thèm ăn... Vị đắng này giải phóng mật từ túi mật và tiết dịch khác từ các tuyến đường ruột nên có tác dụng hỗ trpj tiêu hóa.

- Tẩy giun: Trà ngải cứu có chứa một thành phần hóa học là thujone có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng. Ngoài thujone, cây ngải cũng chứa santonin, một hoạt chất mang lại lợi ích trong điều trị một số bệnh do ký sinh trùng gây ra. Hơn nữa, cây ngải cũng giàu sesquiterpene lactones có tính chất tương tự như peroxide có thể làm suy yếu các màng của ký sinh trùng và sau đó tiêu diệt chúng.

Lợi ích sức khỏe của trà ngải cứu 1
Mặc dù có vị đắng nhưng cây ngải cứu được đánh giá rất tốt cho sức khỏe và được dùng nhiều trong các loại thuốc từ thảo dược. Ảnh minh họa

- Làm dịu sự kích thích da: Nếu bạn có vấn đề về da do tiếp xúc da (một dạng của bệnh chàm) thì uống trà ngải cứu là một trong những biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này. Các chất chống oxy hóa "cấp cao" trong trà ngải cứu cũng có khả năng làm giảm ngứa và kích ứng của da. Hơn nữa, trà thảo dược này có thể giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh, giữ ẩm và làm cho da tươi sáng. Bên cạnh đó, trà ngải cứu cũng có thể được sử dụng để điều trị vết thương lâu lành, xước da hoặc vết côn trùng cắn.

- Thải lọc trong cơ thể: Trà ngải cứu có vị đắng là phương thuốc điều trị tốt nhất để loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể. Hương vị đắng của trà có khả năng loại bỏ những ký sinh trùng có hại và các độc tốt ra khỏi cơ thể. Trà ngải cứu có tác dụng thanh lọc, làm sạch mật, gan... nên càng tăng hiệu quả thải độc cho cơ thể. Để có kết quả làm sạch cơ thể tốt hơn, bạn nên uống trà ngải cứu hàng ngày.

- Điều hòa kinh nguyệt: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày uống 3 lần trà ngải cứu (mỗi lần uống khoảng 6-12g ngải cứu sắc với nước hoặc hãm với nước sôi). Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Cách pha trà ngải cứu:

Cây ngải cứu cắt lấy thân và lá, rửa sạch bụi bặm bằng nước ấm pha tý muối, đem phơi trong râm (phơi âm can) cho khô, sau đó chặt nhỏ, sao từng nắm trong chảo hay nồi đất dày cho vàng và bốc mùi thơm, để nguội rồi cất trong lọ đậy kín.

Mỗi lần pha, ta lấy 1 nhúm trà này bỏ vào bình thủy, châm đầy nước rồi chờ độ mười phút là đã uống được. Nếu thấy trà đắng quá, khó uống thì có thể cho thêm chút đường cho dễ uống.