Phàm làm người sinh ra trên đời, ai cũng ít nhất một lần mong cầu mình có được thành công, được sống trong phú quý bình an. Tuy nhiên, bạn đã biết hay chưa? Vạn sự trên đời không phải mình muốn là tự dưng có, thay vào đó là phải thuận theo luật nhân quả: Để được quả ngọt, trước tiên phải chấp nhận bỏ công gieo trồng, bỏ sức nuôi dưỡng.

Lưới trời lồng lộng, người đang làm trời đang nhìn, không ai có thể thoát ra khỏi định luật được đất trời đặt ra. Nếu có, những người đó chẳng qua cũng chỉ là kẻ tiểu nhân, chỉ biết toan tính tâm cơ hái trộm “quả ngọt” của người khác, nhưng sau đó thì sao?

Quả ngọt không phải của mình thì có cố níu kéo cũng như gió thoảng mây trôi, bóng trăng nơi đáy nước, sớm ngày tan biến, còn tiểu nhân cuối cùng cũng bị báo ứng đau thương, hoặc là cả đời không ngóc đầu lên được hoặc là lâm vào cảnh thê lương, người đời chê trách.

Cách đây 2500 năm, Khổng Tử đã đúc kết ra kinh nghiệm rằng, muốn thành công mà cả ngày không ăn, cả đêm không ngủ, chỉ để suy nghĩ tính toán tâm cơ, đố kỵ tranh giành thật chẳng có ích gì, chi bằng hãy dành thời gian mà học tập, trau dồi bản thân, từng bước một tự thân nắm lấy những gì xứng đáng là của mình.

Luật nhân quả công bằng, muốn “được” thì phải chấp nhận “mất”, chẳng ai thành công mà không phải làm gì - Ảnh 2.

Thôi thì đời người cũng chẳng có mấy lâu, làm người tốt, thành công phú quý được mọi người mến yêu vẫn hơn là kẻ tiểu nhân bị chê cười phải không nào. Nhưng để gặt hái được “quả ngọt”, chúng ta ngay bây giờ phải chấp nhận đánh mất những thứ sau đây:

Mất thời gian

Chẳng ai mà ngày một ngày hai có thể trở nên thành công hay giàu có một cách chân chính cả. Mà trước khi đạt được điều đó, họ đều phải chấp nhận hy sinh quỹ thời gian của mình. Thời gian bỏ ra, họ dùng để học tập trau dồi kiến thức, trưng qua các giai đoạn thăng trầm của cuộc đời tích lũy lấy kinh nghiệm cho bản thân.

Thậm chí là họ còn phải dành thời gian để tu tập bản thân, rèn luyện các đức tính mà đất trời luôn quý trọng: thiện lương, bao dung, kiên định, bình tĩnh...

Điều này hầu như rất đúng với chuyện nghề ở nơi công sở: Không một ai có thể trở thành trụ cột ở một công ty mà không phải dành thời gian trui rèn chuyên môn cũng như bản lĩnh. 

Luật nhân quả công bằng, muốn “được” thì phải chấp nhận “mất”, chẳng ai thành công mà không phải làm gì - Ảnh 3.

Mất công sức

Ai nói học hành không vất vả thì người đó chưa bao giờ thực sự nỗ lực để có được thành công. Người không nỗ lực, không chấp nhận bỏ công sức ra trau dồi thì thành công mãi mãi chỉ trong tầm mắt ngoài tầm tay.

Luật nhân quả chẳng khác nào việc trồng một cái cây cả, muốn có quả ngọt thì phải bỏ công sức chăm bón, gieo trồng. Không chịu bỏ công, cây bị sâu bệnh, quả chẳng ngọt ngào, đến cuối cùng thì mảnh đất mình có vẫn là một khoảng trống hoang vu, muôn đời không bao giờ trù phú màu mỡ. 

Muốn “được” thì phải có “mất”, chẳng ai thành công trong sự nghiệp mà không đánh đổi! - Ảnh 3.

Một trong những nhân vật thành công nhất, nổi tiếng nhất về việc không tiếc công sức và thời gian chính là Harland Sanders, người sáng lập đế chế gà rán KFC. Ở tuổi ngoài 60, Sanders đã gõ cửa từng nhà hàng, bị từ chối 1009 lần nhưng vẫn kiên định với sản phẩm của mình. 

 Sau hơn 10 năm rong ruổi, Sanders đã có hơn 600 nhà hàng nhượng quyền trên khắp nước Mỹ và Canada - tạo tiền đề cho sự bùng bổ của KFC trên toàn cầu.

Đi làm kiếm tiền mà chỉ muốn nhàn hạ, không bỏ công mất sức thì đến khi nào mới có được thành công đây?

Luật nhân quả công bằng, muốn “được” thì phải chấp nhận “mất”, chẳng ai thành công mà không phải làm gì - Ảnh 4.

Mất niềm vui

Như đã nói, muốn thành công dù trong bất kể lĩnh vực nào, trở thành một doanh nhân thành đạt hay trở thành một người đắc pháp được kính yêu, ai cũng phải bỏ công sức và thời gian cả. Tuy nhiên, lúc mình dành thời gian và công sức để rèn luyện trau dồi thì có bao người xung quanh đang tận hưởng các thú vui cuộc đời.

Nếu không chấp nhận buông bỏ, đánh mất các niềm vui ấy, chúng ta rất dễ sa ngã mà rẽ ngang vào con đường vòng dẫn tới thành công. 

Muốn “được” thì phải có “mất”, chẳng ai thành công trong sự nghiệp mà không đánh đổi! - Ảnh 5.

Ví dụ đáng kể nhất chính là nam tài tử trứ danh Sylvester Stallone của Hollywood. Trong quá khứ, Sylvester là một diễn viên vô danh, phải vật lộn với cuộc sống nghèo khó. Đỉnh điểm của sự cùng cực là khi ông nuốt nước mắt bán chú chỏ nhỏ với giá 25 USD cho chủ quán rượu.

Nhiều năm sau, bộ phim Rocky đã đưa Sylvester đến đỉnh vinh quang của nghiệp diễn. Tuy nhiên, điều đầu tiên mà ông làm sau khi nhận 35.000 USD tiền kịch bản là đi chuộc lại chú chó năm xưa với giá 15.000 USD.

Lúc này đây, điểm muốn đến bỗng xa vời vợi. Vậy nên, trên con đường ngắn nhất để dẫn đến đỉnh cao của mọi sự thành công, ngoài việc đánh đổi thời gian, công sức, chúng ta còn phải chấp nhận bỏ đi không ít thú vui.

Luật nhân quả công bằng, muốn “được” thì phải chấp nhận “mất”, chẳng ai thành công mà không phải làm gì - Ảnh 5.