Từ nhỏ, tôi đã sống cùng với bố. Tôi không nghe bố kể xấu về mẹ bao giờ, ông chỉ nói mẹ đã lên thiên đường rồi. Những chuyện khác về mẹ, tôi được nghe cô hàng xóm kể lại. Cô ấy nói ngày xưa gia đình tôi nghèo lắm, bố mẹ tôi lấy nhau về nhưng vẫn phải chạy cơm từng bữa. Mẹ tôi thì hay đau ốm, thành ra kinh tế gia đình cứ đi xuống.

Tôi sinh ra nhưng không được khỏe mạnh nên cứ ốm vặt suốt. Gia đình không khá giả, con lại hay ốm đau nên mẹ tôi bỏ đi nước ngoài làm việc. Sau này hết hạn, mẹ tôi không về nước. Người thì bảo mẹ tôi bỏ mạng nơi đất khách, người lại nói mẹ tôi đi lấy chồng. 

Hồi đó bố tôi không có tiền, muốn sang xem tình hình cụ thể và tìm vợ nhưng cũng chẳng sang được. Cuối cùng, ông đành lập bát hương thờ vọng vợ vì nghĩ tình nghĩa bao năm, lại có con, nếu còn sống thì mẹ tôi phải quay về chứ chẳng thể bỏ chồng bỏ con.

67677751_6130784471742_5139640385047363584_n

Sau khi về phòng trực, tôi vẫn ngờ ngợ không nhận ra. (Ảnh minh họa)

Hơn 20 năm qua, bố tôi vẫn một mình còm cõi, gà trống nuôi con. Lúc tôi còn nhỏ, cứ ngày nào được ăn ngon thì biết ngay đó là kỷ niệm ngày cưới hoặc sinh nhật mẹ. Bố tôi nặng tình với vợ như vậy, nên khi con gái lớn và trưởng thành, ông vẫn nhất quyết không chịu đi bước nữa. Bố tôi bảo giờ ông sống vì con, bao giờ trời gọi thì ông đi với mẹ. Những lúc nghĩ đến câu nói ấy của bố, tôi lại đau thắt lòng.

Vì gia cảnh khó khăn nên tôi quyết chí học tập. Tôi đậu vào đại học y và bây giờ đã trở thành bác sĩ. Có con gái làm bác sĩ, bố tôi tự hào lắm, đi đâu ông cũng khoe rằng con gái mình là người tài giỏi và công việc của tôi là một công việc giúp ích cho đời. Tôi cũng nghe lời bố, mỗi lần có bệnh nhân, tôi lại cứu chữa họ bằng tất cả khả năng của mình.

Đặc thù công việc của tôi khá bận rộn. Nhiều khi ăn ngủ rất thất thường, chuyện thức cả đêm trực phòng cấp cứu cũng chẳng phải hiếm. Hôm đó tôi đang trong phòng trực thì y tá chạy hớt hải vào nói có bệnh nhân bị tai nạn giao thông, tình trạng nguy kịch.

Tôi vội vã chạy vào phòng cấp cứu và làm một số biện pháp chuyên môn để chẩn đoán tình hình. Lúc y tá lau máu trên mặt bệnh nhân, tôi khựng lại một lúc vì khuôn mặt ấy quen thuộc quá, tôi đã gặp ở đâu đó rồi. Sau khi về phòng trực, tôi vẫn ngờ ngợ không nhận ra.

Rạng sáng hôm sau, tôi về nhà và nhớ ra đó là ngày Rằm. Vội vã lên phòng thờ thắp hương, tôi chết điếng nhận ra người phụ nữ kia rất giống bức ảnh thờ mà bố con tôi hàng ngày vẫn cúng bái. Ngay ngày hôm sau, tôi dẫn bố đến phòng bệnh nhân ấy. Vừa nhìn thấy khuôn mặt đó, bố tôi gọi tên mẹ: "Nga, em phải không? Có phải em không? Đúng rồi, đúng là em rồi".

67817055_6130934211142_6571209330480119808_n

Không ngờ người mà bố tôi yêu nhất lại là người cạn tình cạn nghĩa như thế. (Ảnh minh họa)

Người phụ nữ kia, mà không, phải là mẹ tôi mới đúng. Lúc đó bà nằm trên giường, thấy bố tôi thì trào nước mắt. Trong phòng không có người nhà nên mẹ tôi mới khóc lóc van xin bố con tôi giấu kín chuyện này. Ngày ấy vì mẹ khổ quá nên mới sang nước ngoài và yêu người khác. Không muốn bố tôi biết nên mẹ mới nhờ người bạn phao tin mình đã chết.

Tôi và bố quá hụt hẫng vì bí mật kinh hoàng này. Không ngờ người mà bố tôi yêu nhất lại là người cạn tình cạn nghĩa như thế. Tôi cũng hận mẹ lắm. Bao năm nay bố con tôi sống vất vả, còn mẹ tôi thì có chồng giàu và có những đứa con khác.

Mấy đêm nay, tôi thấy bố trằn trọc không ngủ được, tóc bố cũng bạc nhiều rồi. Tôi rất lo lắng bố sẽ vì chuyện này mà ảnh hưởng sức khoẻ. Tôi nên làm gì để giúp bố vực dậy tinh thần khỏi cú sốc này đây?