Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH 2025 của doanh nghiệp và người lao động đang là nội dung được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhiều quyền lợi của người lao động như chế độ thai sản, chế độ hưu trí,...
Tỷ lệ đóng BHXH từ 2025 của doanh nghiệp và người lao động
Tỉ lệ đóng BHXH bắt buộc bao gồm:
a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, căn cứ Điều 32, 33, 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỷ lệ đóng BHXH năm 2025 của doanh nghiệp và người lao động như sau:
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | 1% | 3% | 8% | - | - | 1% | 1,5% |
21,5% | 10,5% | ||||||||
Tổng cộng 32% |
Như vậy, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc 2025 của lao động người Việt Nam là 32%.
Như đã nói, tỷ lệ đóng BHXH là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhiều quyền lợi của người lao động. Bởi tùy vào tỷ lệ đóng BHXH mà người sử dụng lao động sẽ lựa chọn mức thu nhập đóng BHXH khác nhau: Full lương hay mức cơ bản (tối thiểu).
Nếu mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH cao và số năm đóng BHXH dài, khi nghỉ thai sản hoặc nghỉ hưu người lao động sẽ được hưởng các chế độ này ở mức cao hơn.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp tồn tại nhiều loại thu nhập: Loại làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), loại để quyết toán và thu nhập thực tế. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến những quyền lợi nói trên của người lao động.
Như trường hợp của bà T. hiện 53 tuổi, mức thu nhập hàng tháng của bà là 15 triệu đồng nhưng phần thu nhập đóng bảo hiểm của công ty cho bà là 5.500.000 đồng.
Bà T. đã đóng bảo hiểm xã hội hơn 15 năm và có dự định làm thêm 5 năm nữa sẽ nghỉ hưu theo quy định. Hiện tại, bà khá lo lắng vì mức đóng bảo hiểm quá thấp, sợ khi về già, khoản tiền lương hưu nhận được hàng tháng không đủ chi trả nhu cầu cơ bản.
Mức đóng BHXH của người lao động từ 2025
Theo mục (1) có thể thấy, tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc năm 2025 của người lao động Việt Nam là 10,5%. Theo đó, công thức tính mức tiền đóng bảo hiểm bắt buộc 2025 của người lao động được xác định như sau:
Mức tiền đóng bảo hiểm năm 2025 = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Trong đó:
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc: Là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh, phụ cấp lương cùng nhiều khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả trong mỗi kỳ trả lương.
(Căn cứ: điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024).
Ví dụ, trong trường hợp của bà T., mức thu nhập hàng tháng của bà là 15 triệu đồng, nhưng phần thu nhập đóng bảo hiểm của công ty cho bà là 5.500.000 đồng. Vậy:
Mức tiền đóng bảo hiểm năm 2025 của bà T. = 10,5% x 5.500.000 đồng = 577.000 đồng.
Tuy mức tiền đóng BHXH hàng tháng của bà T. chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập hàng tháng nhưng điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương hưu hàng tháng sau khi bà nghỉ hưu.
Với mức đóng BHXH hiện tại cho đến khi nghỉ hưu, mức lương hưu mà bà T. được hưởng được tính theo công thức:
Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó:
15 năm tham gia BHXH = 45%
5 năm tham gia BHXH tiếp theo = 5x2% = 10%
Mức hưởng lương hưu hàng tháng bà T. được hưởng sẽ là = (45% + 10%) x 5.500.000 đồng = 3.020.000 đồng.
Ngược lại, nếu công ty chọn đóng bảo hiểm xã hội toàn bộ mức thu nhập (full lương) cho bà T. thì, hằng tháng, tổng mức đóng bảo hiểm xã hội của cả người lao động và người sử dụng lao động (bà T.) là:
32% x 15 triệu đồng = 4,5 triệu đồng/tháng.
Mức hưởng lương hưu hàng tháng bà T. được hưởng sẽ là = (45% + 10%) x 15.000.000 đồng = 8.250.000 đồng.
Việc đóng bảo hiểm xã hội full lương hay mức tối thiểu sẽ tùy vào từng doanh nghiệp. Thực tế để giảm bớt chi phí, nhiều doanh nghiệp mặc dù trả lương cao cho người lao động nhưng sẽ chia nhỏ lương thành lương cơ bản cùng các khoản trợ cấp, phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội và chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản.