Cuộc sống nhập cư và triết lý tiết kiệm được học từ bố mẹ

Ở tuổi 26, Victor Yang đang làm trợ lý quốc hội ở Washington DC. Bố mẹ Yang là người nhập cư từ Trung Quốc ở độ tuổi 30. Cả gia đình anh đã đối mặt với rất nhiều khó khăn khi xây dựng một cuộc sống mới tại Hoa Kỳ. 

Đối với Yang, triết lý tiết kiệm đóng một vai trò lớn trong cách anh xử lý số tiền kiếm được khi làm trợ lý quốc hội. "Bố mẹ tôi là người nhập cư thế hệ đầu tiên nên họ đã dạy tôi biết sự quan trọng của tài chính cá nhân như thế nào. Bạn phải chủ động tài chính trong mọi việc và sử dụng mọi thứ miễn phí mà bạn được cung cấp. Chỉ tiêu tiền khi thực sự có nhu cầu cho một việc gì đó. Nhưng trước khi xuống tiền cần tỉnh táo suy nghĩ, mình có thực sự cần phải mua món hàng này không", Yang chia sẻ.

Kiếm 1 tỷ/năm, soái ca đang làm trợ lý quốc hội chỉ tiêu 58 triệu/tháng cho nhu cầu cá nhân số còn lại tiết kiệm không sót đồng nào - Ảnh 2.

Yang bên gia đình của mình.

May mắn thay, Yang sở hữu một công việc trợ lý tại quốc hội giúp anh kiếm được số tiền lương khá cao nếu tính trên mặt bằng những người đang đi làm công chức. Cụ thể, mỗi năm Yang nhận được tiền lương khoảng 45.000 đô la (tương đương 1 tỷ đồng). Tính ra mỗi tháng, chàng trai trẻ có mức lương là 83 triệu đồng.

Tuy nhiên, để sở hữu được con số này cũng không phải dễ dàng. Công việc đòi hỏi sự tập trung cao và Yang thường làm việc hơn 40 giờ một tuần và đôi khi phải tăng ca ở văn phòng cho đến 9 hoặc 10 giờ tối.

Luôn tiết kiệm tối đa

Kiếm 1 tỷ/năm, soái ca đang làm trợ lý quốc hội chỉ tiêu 58 triệu/tháng cho nhu cầu cá nhân số còn lại tiết kiệm không sót đồng nào - Ảnh 3.

Triết lý ngân sách của Yang rất đơn giản: Chi tiêu càng ít càng tốt. Trong suốt 1 năm, mục tiêu của anh là mỗi tháng phải giữ cho chi phí chi tiêu của mình dưới 40 triệu. "Tôi chỉ cố gắng đảm bảo rằng các chi phí của mình không vượt quá một mức nhất định", anh nói.

Tiết kiệm dễ dàng hơn nhờ việc Yang tốt nghiệp ở Đại học Syracuse và nhận được khoản hỗ trợ tài chính của nhà trường. Anh chỉ có một khoản vay sinh viên 223 triệu nhưng đã trả hết với sự hỗ trợ từ cha mẹ và tiền làm thêm. 

Không những thế, Yang được hưởng bảo hiểm y tế theo chương trình bảo hiểm y tế của bố mẹ cho đến khi anh 26 tuổi nên hiện tại không cần tốn thêm khoản chi phí cho vấn đề này. Vốn là một nhân viên liên bang, giá vé tàu điện ngầm của anh cũng sẽ được chính phủ chi trả hoàn toàn.

Tuy nhiên, Yang vẫn mặc định là mình cần phải tiết kiệm.Thay vì gọi Uber, Yang lựa chọn đi xe đạp để đi làm. Không ăn ngoài khi anh có thể nấu ăn ở nhà. Không mua thẻ thành viên hay tập thể dục ở phòng tập chuyên nghiệp mà Yang lựa chọn tập tại các cơ sở miễn phí. Yang luôn quan niệm, vì sao anh phải trả phí khi đã có những dịch vụ miễn phí trong tầm tay.

Khoản chi tiêu cụ thể

Kiếm 1 tỷ/năm, soái ca đang làm trợ lý quốc hội chỉ tiêu 58 triệu/tháng cho nhu cầu cá nhân số còn lại tiết kiệm không sót đồng nào - Ảnh 4.

Dưới đây sẽ là khoản ngân sách cụ thể các chi tiêu của Yang. Những con số này phản ánh hoạt động chi tiêu khi Yang 25 tuổi và không phải trả bảo hiểm y tế.

Nhà ở: 27 triệu/tháng

Yang sở hữu một căn hộ hai phòng ngủ, một phòng tắm ở phía đông bắc của DC. Yang đã mua căn nhà vào năm 2018 với giá khoảng 8 tỷ. "Cha mẹ tôi cảm thấy điều quan trọng là phải ổn định về tài chính, nên họ luôn muốn tôi phải mua nhà. Vì họ là những người nhập cư thế hệ đầu tiên, họ hiểu việc khó khăn với quyền sở hữu nhà và tìm sự ổn định ở một đất nước mới. Sở hữu căn hộ cũng đảm bảo rằng chi phí nhà ở sẽ không tăng", Yang cho biết.

Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ, Yang phải trả 23 triệu mỗi tháng cho khoản thế chấp của mình và 4 triệu khác cho các loại phí. Anh ấy thích sống một mình, nhưng vẫn sẽ xem xét nhận bạn cùng phòng nếu muốn cắt giảm chi phí hơn nữa.

Thực phẩm: 9 triệu/tháng

Kiếm 1 tỷ/năm, soái ca đang làm trợ lý quốc hội chỉ tiêu 58 triệu/tháng cho nhu cầu cá nhân số còn lại tiết kiệm không sót đồng nào - Ảnh 5.

Các loại thực phẩm hay chi phí ăn uống tại Mỹ khá đắt đỏ. Nên Yang cố gắng chỉ chi khoảng 9 triệu mỗi tháng cho việc mua sắm các loại thực phẩm tại cửa hàng tạp hóa hoặc thỉnh thoảng ra ăn tối ở bên ngoài. Yang thích nấu ăn và cố gắng ăn ở nhà càng nhiều càng tốt. Điển hình là việc anh tự mang bữa trưa đi làm. 

Một lợi ích nhỏ trong công việc là anh tham dự nhiều sự kiện diễn ra mỗi tháng. Tại các sự kiện này sẽ được phục vụ thêm bữa trưa hoặc bữa tối. Nếu Yang ăn tối tại sự kiện, nó sẽ giúp anh ấy tiết kiệm chi phí thức ăn trong tuần.

Yang cũng không chi tiền cho cà phê. Bởi theo anh nghĩ, đây là một sự lãng phí không cần thiết. 

Chi phí khác: 2,5 triệu/tháng

Ngoài hai chi phí lớn kể trên, Yang cũng cần chi tiêu cho các khoản lặt vặt khác mỗi tháng. Có thể bao gồm từ xà phòng rửa chén và kem đánh răng cho đến vé đi xem phim với bạn bè. Yang không quá nghiêm khắc về những gì thuộc vào vấn đề sinh hoạt hoặc giải trí, miễn là nó không tốn chi phí quá nhiều. 

Các chi phí khác có thể kể tới như tiện ích wifi, gas, điện, tiền điện thoại, dịch vụ xem phim trực tuyến và một khoản tiền nhỏ làm từ thiện. Yang cố gắng cân đối tất tần tật vào khoảng 2,5 triệu/tháng. 

Nhờ việc chi tiêu tiết kiệm nên nỗi tháng Yang để dành được khoảng từ 40 - 44 triệu.

Trong những khoảng thời gian làm việc bận rộn, Yang có thể tham gia các hoạt động và sự kiện liên tục nên không cần chi tiêu nhiều cho việc ăn uống và các hoạt động xã hội. Những tháng này, số tiền tiết kiệm của Yang còn cao hơn. Vào khoảng 50 triệu/tháng.