Sáng 13/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chính sách về tiền lương mà người lao động cần biết.

Theo đó, về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội, Quốc hội quyết định chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025. Trường hợp kinh tế xã hội năm sau thuận lợi, Chính phủ sẽ cân đối nguồn và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ có hiệu lực thi hành, trong đó cũng có những nội dung liên quan đến tuổi nghỉ hưu, cách tính lương hưu.

Vậy, lương hưu của người lao động trong năm 2025 được tính như thế nào?

Cách tính lương hưu năm 2025, có thể chia ra làm 2 giai đoạn:

- Trước 1/7/2025: Vẫn áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- Từ 1/7/2025: Áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Lương hưu năm 2025 có tăng không? Cách tính lương hưu như thế nào?- Ảnh 1.

Cách tính lương hưu năm 2025, có thể chia ra làm 2 giai đoạn

Cách tính lương hưu trước 1/7/2025

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc

Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức sau:

Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

- Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

Nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng (có thời gian lẻ dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%).

Đối với người tham gia bảo hiểm tự nguyện

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng công thức sau:

Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

- Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

Ngoài ra, cũng từ năm 2025 còn có một số thay đổi quan trọng khác liên quan đến người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu cần biết.

Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động

Điều 169 Bộ Luật Lao động, số 45/2019/QH14 quy định độ tuổi nghỉ hưu. Theo đó, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu khi bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định sẽ được hưởng lương hưu. Ngoài ra, trong điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh theo lộ trình:

- Đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028.

- Đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Từ năm 2021, lao động nam trong điều kiện bình thường có tuổi nghỉ hưu là từ đủ 60 tuổi 3 tháng; lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường có tuổi nghỉ hưu là đủ 55 tuổi 4 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng với lao động nam và 4 tháng với lao động nữ.

Theo đó, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường trong năm 2025 là 61 tuổi 3 tháng với lao động nam và 56 tuổi 8 tháng với lao động nữ.