- 01 -

Thu nhập không thấp, nhưng vẫn không đủ chi tiêu.

Gia đình của Mary là một gia đình khá giả điển hình ở thành phố Thượng Hải, thu nhập trung bình năm của hai vợ chồng khoảng hơn 40 vạn, có một đứa con đang học tiểu học. Là người quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình, Mary cảm thấy gần đây càng ngày càng không đủ tiền để tiêu.

Sức khỏe của bố mẹ đã không được như trước, phải thường xuyên đưa bố mẹ đi kiểm tra, khám bệnh.

Hai vợ chồng gần đây cũng đi kiểm tra sức khỏe, tình hình đáng lo ngại đến nỗi cô ấy phải đi tìm người bạn học bán bảo hiểm của mình để mua mấy cái bảo hiểm.

Còn tiền học của con, rồi đủ các loại quỹ, tiền học thêm, cái này chẳng cần nói nhiều nữa.

Mỗi tháng nhận lương là lại phải thanh toán đủ các loại hóa đơn từ lớn đến bé. Đến Tết lại càng lo hơn.

Những điều này không phải đang nói quá lên mà chính là thực tế.

Lúc Mary ca thán không đủ tiền để tiêu, bạn bè của cô cũng đồng cảm:

Người thì "Không dám đi dạo trung tâm thương mại, siêu thị hay hội chợ nữa, nhìn là muốn mua nhưng chỉ dám đợi đến lúc giảm giá mới mua".

Người lại "Lúc trước chưa bao giờ nghĩ là sẽ phải đi vay tiền, giờ số lần đi vay rồi lại trả không đếm được trên đầu ngón tay nữa."

Hay "Đóng tiền học và tiền khám bệnh xong, tiền còn không đủ để thở nữa."

Thực ra nếu nhìn nhận một cách thực tế, chúng ta hiện nay không phải là đang "điên cuồng" theo đuổi một cuộc sống chất lượng cao hơn bất cứ quãng thời gian nào trong quá khứ ư?

Chi tiêu trong phạm vi năng lực của bản thân tất nhiên không sai. Nhưng vấn đề là, giống như Mary, rõ ràng là các việc cần chi tiêu biến đổi không nhiều, nhưng tại sao lúc nào cũng thấy mình thiếu tiền?

Tại sao thu nhập ngày càng cao thì lại càng không đủ tiền để tiêu?

Rốt cuộc là thứ gì đang "ăn mòn" tiền của chúng ta, khiến chúng ta bận rộn và mệt mỏi?

Đáp án chính là: Rất nhiều chi tiêu của chúng ta là không cần thiết, mà là đang bị sự lo lắng, bồn chồn kích thích ta đi tiêu tiền.

Lương tháng hơn chục triệu vẫn không đủ tiêu! Một người rốt cuộc phải kiếm được bao nhiêu tiền mới không phải suy nghĩ mệt mỏi đây? - Ảnh 1.

- 02 - 

Tiền của bạn đang bị cái gì làm hao mòn?

Lo lắng, mệt mỏi khiến chúng ta tiêu không ít tiền, chẳng hạn như:

 "Họ có, mình cũng xứng đáng có" (sĩ diện, mua!)

"Vụ đầu tư có giá trị nhất là gì? Tất nhiên là việc học hành của con cái rồi" (không tiêu tiền cho việc này thì không phải là những bậc phụ huynh thông minh, đầu tư!)

Ở thời đại này, lo lắng bỗng trở thành thứ gì đó rất tiện lợi và có hiệu quả.

Bạn tiêu tiền để giải tỏa sự lo lắng, thực chất nó chẳng đem đến cho cuộc sống của bạn sự thay đổi gì to lớn lắm, thậm chí sau khi nghĩ lại còn làm bạn phiền thêm.

Những bậc cha mẹ tiết kiệm từng tý một, buổi sáng đi làm không dám ăn bát phở nhưng lại có thể vung tiền như rác khi chi tiêu cho việc học hành của con cái; những người già tằn tiện cả đời nhưng lại có thể tiêu một đống tiền cho những thực phẩm chức năng không có hiệu quả thiết thực, nguyên nhân là do đâu? Là bởi tiêu tiền như vậy đem lại cho họ cảm giác an toàn.

Để làm dịu đi sự lo lắng trong các mối quan hệ xã hội, để bắt kịp thời đại, bạn nhất định phải mua son môi phiên bản giới hạn, bởi nó cho thấy xu hướng và khả năng kinh tế của bạn.

Để làm dịu đi sự lo lắng liên quan tới việc học hành của con cái, bạn nhất định phải cho con theo học thầy giỏi nhất, bởi nó sẽ đem lại thành tích tốt hơn trong tương lai….

Nhưng những thứ đó có đáng để các bạn bỏ ra một số tiền lớn như vậy để theo đuổi không, có lẽ là không nhất thiết phải như vậy.

Bất kể là ai, mỗi ngày cũng chỉ ăn 3 bữa cơm, ở một ngôi nhà, ngủ một chiếc giường. Cái chúng ta muốn không cần thiết phải nhiều như vậy. Rất nhiều tiền được chúng ta tiêu chỉ để làm dịu đi sự lo lắng bên trong chúng ta, để khiến chúng ta cảm thấy an tâm hơn.

Lương tháng hơn chục triệu vẫn không đủ tiêu! Một người rốt cuộc phải kiếm được bao nhiêu tiền mới không phải suy nghĩ mệt mỏi đây? - Ảnh 2.

- 03 - 

Hãy chỉ chịu trách nhiệm với bản thân chứ đừng vì lo lắng mà tiêu tiền linh tinh.

Vậy làm sao để tránh được việc mua sắm quá độ vì lo lắng, bồn chồn?

1. Bạn rất tốt, không cần thiết phải biến "cuộc sống của mình" thành "cuộc sống của mình nhưng là chạy theo người khác"

Thứ khiến con người ta lo lắng, mệt mỏi nhất có lẽ là việc những người bằng tuổi bạn, thậm chí là ít tuổi hơn bạn thành công hơn bạn. Vốn dĩ, chúng ta không cần phải mệt mỏi như vậy, nhưng vì phải chứng kiến quá nhiều người hơn mình nên càng so sánh, càng thấy mệt mỏi.

Tôi luôn viết câu này: "Bạn vốn dĩ đã rất hoàn mỹ rồi".

Một là, sự tồn tại của bạn vốn dĩ đã là một điều tuyệt vời rồi, bạn không cần thiết biến cuộc sống của mình thành cuộc sống sống vì người khác.

Hai là, việc bạn cảm thấy mình chưa hoàn hảo và cái tốt đẹp của bạn kết hợp đã tạo nên người như bạn, một người có một không hai trên thế giới này, nếu thiên hạ ai ai cũng hoàn hảo giống hệt nhau vậy thì chẳng phải là rất vô vị ư.

Ba là, làm ơn hãy dừng việc phê phán bản thân lại.

Mặc dù chúng ta đang phải sống trong một xã hội không ngừng bị phê phán hay so sánh, nhưng mong bạn hãy dành một chút không gian cho bản thân mình.

Bạn có thể học tập những ưu điểm của người khác, nhưng không nhất thiết phải tự đặt mình lên bàn cân để so sánh với họ.

Điều này có liên quan gì đến việc tiêu tiền?

Nói cho bạn biết là nó vô cùng liên quan, chỉ khi bạn chấp nhận bản thân, nhìn thấy điểm tốt đẹp của mình bạn mới không bị đẩy vào vòng so sánh, đánh giá, khủng hoảng do người khác tạo ra, chỉ cần lựa chọn thứ hợp với mình là đủ rồi. Chỉ khi nội tâm mạnh mẽ thì bạn mới không bị lung lay, không phải thường xuyên lo lắng, mệt mỏi.

2. Cảm giác hạnh phúc không phải do chỉ việc mua sắm quyết định. 

Lương tháng hơn chục triệu vẫn không đủ tiêu! Một người rốt cuộc phải kiếm được bao nhiêu tiền mới không phải suy nghĩ mệt mỏi đây? - Ảnh 3.

Bạn có khi nào ở trong tình huống mà bạn có một tủ chất đống quần áo hay những món đồ điện tử, đồ chơi, sách báo chẳng mấy khi động vào. Vào lúc muốn giải tỏa tâm lý, chúng ta quả thực đã mua quá nhiều đồ không cần thiết.

Có người có thể sẽ hỏi, tôi cũng biết tôi mua những thứ không có ích lắm, nhưng cứ thích mua sắm, vậy thì phải làm sao?

Thực tế đằng sau của việc thích mua sắm là gì? Chúng ta nhìn thấy đồ đẹp hoặc đồ chúng ta thích là liền muốn có nó, nhưng mua nhiều quá thì rồi đến một ngày bạn phát hiện ra nó chẳng cần thiết đến mức độ nào, đồng thời sẽ hối tiếc rằng tại sao mình lại hoang phí đến như vậy.

Gửi đến các bạn một kiến nghị hữu ích đó là trước khi muốn mua hay đầu tư vào cái gì, hãy tự hỏi bản thân mình:

Tại sao mình lại muốn có những thứ đó?

Cảm giác sau khi có được những thứ đó là gi?

Trả lời được hai câu hỏi này rồi, những việc sau đó hoàn toàn là quyết định của bạn.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phần nào giải tỏa được nhưng sự lo âu, mệt mỏi liên quan đến chữ "tiền".