Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là sự hạn chế về cả kỹ năng lẫn tố chất của cấp bậc mới tốt nghiệp, trong khi đó lại là những gì mà nhà tuyển dụng mong muốn.
Song song đó là do thói quen tìm kiếm việc làm của người lao động Việt Nam, với 89% ứng viên chủ động tìm kiếm việc làm trong khi số còn lại tập trung theo dõi thị trường tuyển dụng và quan tậm đến những cơ hội tiềm năng hơn, đây cũng là xu hướng chiếm tỉ lệ cao nhất trong khu vực.
Điều này cho thấy rủi ro “nhảy việc” của người lao động là rất cao. Bởi lẽ, lực lượng lao động Việt Nam thuộc lao động trẻ, thường rơi vào thế hệ X và Y, họ thường xử sự theo cảm tính và ít kiên định. Hơn nữa với thực trạng thiếu hụt nhân tài trầm trọng hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực sales và marketing, nhiều cơ hội nghề nghiệp vẫn có thể tìm đến người lao động kể cả khi họ đã có việc làm.
Tuy nhiên, mức chênh lệch về lương lại giảm đáng kể ở cấp bậc Quản lý và Quản lý cấp cao. Điều này phản ánh thị trường lao động Việt Nam đang thiếu hụt nhân sự có kinh nghiệm. Thêm vào đó, bên cạnh việc đối mặt với những thách thức trong quá trình thu hút và tuyển dụng nhân tài, nhà tuyển dụng còn phải đối mặt với sự dịch chuyển nhân sự trong nước ra nước ngoài, như Singapore và Malaysia, đang có xu hướng tăng lên trong những năm vừa qua.
Thực tế cho thấy, năm 2015, số lượng lao động người Việt làm ngoài nước đã tăng 8% so với năm 2014 (Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động Thương Binh & Xã hội). Còn số liệu thống kê của JobStreet.com, Singapore đang là điểm đến hàng đầu của nhân sự có trình độ tại Việt Nam, chiếm 80%. Theo sau là Malaysia và Philppines với 12%.
Vì vậy, các công ty của Việt Nam đang sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các nhân sự cấp cao. Nhờ đó, Hiện Việt Nam đang được đánh là điểm đến hấp dẫn nhất tại khu vực châu Á của người lao động nước ngoài có mong muốn cải thiện tình hình tài chính cá nhân (khảo sát Expat Explorer của Ngân hàng HSBC). Mức lương của các nhân sự này thường rất cao, thậm chí gấp 50 lần mức lương trung bình của lao động Việt Nam.