Giữ cho “vùng kín” luôn sạch sẽ.
Giữ vệ sinh trong thời kì kinh nguyệt rất quan trọng bởi nếu thiếu vệ sinh hoặc không vệ sinh đúng cách sẽ dễ gây ra viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan sinh sản của bạn.
Vì thế, bạn nên dùng nước ấm để vệ sinh phụ khoa, không nên vệ sinh bằng xà bông bởi trong thành phần của nó chứa nhiều kiềm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bạn cũng nên lựa chọn cho mình các loại băng vệ sinh có độ dày vừa phải và không có mùi để tránh bị dị ứng, mẩn đỏ.
Thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần hoặc khi bị đầy để tránh tình trạng vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua âm đạo.
Mặt khác, bạn hãy cắt móng tay và vệ sinh tay sạch sẽ, không vệ sinh quá sâu vào bên trong, không xả nước mạnh vào vùng kín , tránh gây ra tình trạng tổn thương “vùng kín”.
Hạn chế áp lực công việc
Căng thẳng, áp lực là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến chu kì kinh nguyệt. Khi bạn quá căng thẳng sẽ gây ra rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh trung ương và sản sinh gonadotropin, cortisol - hormone có ảnh hưởng trực tiếp đến hormone giới tính estrogen, progesterone và DHEA khiến kinh nguyệt không đều.
Bên cạnh đó, khi đang trong giai đoạn hành kinh, bạn nên tránh lao động nặng nhọc và tập thể dục vất vả bởi các hoạt động quá mạnh sẽ gây ra sự cố tắc nghẽn ở vùng chậu, dễ dẫn đến rong kinh, đau bụng, đau lưng...
Ngoài việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất ra thì bạn cũng có thể uống thêm các viên bổ sung như sắt, vitamin A, B1, B2, B12.
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống cũng góp phần đáng kể trong việc điều hòa chu kì kinh nguyệt.
Vào giai đoạn hành kinh, cơ thể bạn sẽ mất một lượng máu đáng kể, chính vì vậy bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống các loại dưỡng chất như vitamin C, axit folic, sắt, đồng… Các loại rau quả tốt cho kinh nguyệt của bạn là rau chân vịt, bắp cải, cà chua, carot, cam, táo…
Điều đáng chú ý là bạn không nên ăn đồ đông lạnh và các loại thực phẩm cay như ớt, tỏi, hành, gừng, quế, rượu vang… bởi các loại thực phẩm này gây kích ứng mạnh mẽ nên nếu ăn sẽ làm tăng dòng chảy kinh nguyệt.
Một số phụ nữ có số ngày kinh nguyệt kéo dài sẽ dễ gặp các triệu chứng như tụt huyết áp, thiếu máu… bởi cơ thể mất đi một lượng máu khá nhiều. Vì thế, ngoài việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất ra thì bạn cũng có thể uống thêm các viên bổ sung như sắt, vitamin A, B1, B2, B12.
Không nên quan hệ tình dục
Vào thời kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung hé mở kèm theo hiện tượng nội mạc chảy máu, vì thế niêm mạc âm đạo sẽ mỏng đi, rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Mặt khác, máu hành kinh là một môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn tấn công từ ngoài vào trong buồng trứng.
Do vây, quan hệ tình dục vào thời kỳ này rất dễ có nguy cơ làm rách niêm mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo. Nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng cao hơn những ngày bình thường. Đó chính là lý do tại sao các bác sĩ sản khoa thường khuyến cáo chị em không nên quan hệ tình dục trong những ngày này.
Gặp bác sĩ
Trong thời kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ thường có dấu hiệu đau bụng, đau lưng, tức ngực… Tùy từng cơ địa mà mỗi người có các cơn đau nặng nhẹ khác nhau.
Trong trường hợp đau đớn nhẹ, bạn nên giữ cho cơ thể đủ nhiệt, sử dụng túi chườm nóng và ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Nếu đau bụng dữ dội hoặc ra máu quá thì bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Một tháng chỉ có vài ngày thôi nhưng với nhiều người những ngày "đèn đỏ" lại vô cùng rắc rối. Hãy cùng xem rắc rối ở đâu nhé