Ngủ là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục sau một ngày dài làm việc, mệt mỏi và căng thẳng. Đặc biệt đối với trẻ em, ngủ còn là thời gian để trẻ sản xuất ra hoóc môn melatomin. Đây là hoóc môn điều khiển hệ nội tiết và miễn dịch để điều tiết ra hormone tăng trưởng và kháng thể giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh.
 
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em ngủ đủ giấc có năng suất làm việc cao hơn, tập trung tốt hơn và khả năng học hỏi, tiếp thu kiến thức ở trường cũng nhiều hơn. Những trẻ được rèn nếp ngủ lành mạnh, đúng giờ ít có nguy cơ mắc bệnh Azheimer ở tuổi trưởng thành.
 
Tại sao trẻ lại cần được ngủ trong bóng tối?
 
Ngủ là khoảng thời gian để hệ thống miễn dịch phục hồi và bài tiết các chất độc hại. Ví dụ như gan sẽ bài tiết mạnh mẽ nhất là vào khoảng từ 1 giờ đến 3 giờ sáng. Melatonin được sản xuất nhiều nhất trong khung giờ từ 22 giờ đến 3 giờ. Vì thế trong khoảng thời gian này, trẻ ngủ càng sâu thì càng có tác dụng giúp cơ thể trẻ nhanh phục hồi và khỏe mạnh, có hệ miễn dịch tốt.
 
Trong khi đó, ánh sáng của đèn ngủ hay ánh sáng le lói của bất cứ vật gì có trong phòng cũng đều ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi của cơ thể. Vào ban đêm, cơ thể trẻ sản sinh ra hoóc môn melatonin với chức năng duy trì nhịp sống bình thường cũng như điều chỉnh chu kỳ của một số chức năng sinh lý trong cơ thể. Hoóc môn này được sản xuất một cách tự nhiên trong bóng tối. Do vậy, ánh sáng trong phòng ngủ sẽ hạn chế việc sản xuất ra melatonin.
 
Cụ thể, cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể trẻ diễn ra như sau: 

 
Vậy phải làm gì để giúp trẻ có thể ngủ ngon và ngủ sâu giấc? 
 
Theo biểu đồ thì chúng ta thấy rằng melatonin được sản xuất nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 22 giờ cho đến khoảng 3 giờ sáng. Mà trẻ thì cần khoảng 1 tiếng để chuyển sang trạng thái ngủ sâu sau khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ. Do đó, việc cha mẹ rèn cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và ngủ đúng giờ là việc làm tốt nhất giúp trẻ khỏe mạnh, cao lớn và thông minh.

 
Song song với việc ngủ đúng giờ, thì cha mẹ hãy bỏ ngay thói quen bật đèn ngủ (nếu có) ở trong nhà mình đi nhé. Khoa học đã chứng minh rằng, các ánh sáng có năng lượng và bước sóng khác nhau, từ đó các tác động đến cơ thể con người cũng khác nhau. Cơ thể chúng ta đã hoàn thiện để làm đúng “chức năng và nhiệm vụ” được phân chia theo ngày và đêm. Vì thế, khi bị ánh sáng của đèn ngủ hay của các thứ khác làm lệch nhịp sinh học đó, cơ thể sẽ không thể phân biệt đâu là ngày, đâu là đêm để có thực hiện được đúng nhiệm vụ mình cần phải làm.
 
Đối với trẻ nhỏ, ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của trẻ. Bởi khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong hoàn toàn thư giãn. Nhưng nếu trẻ ngủ dưới ánh sáng, cho dù nhắm mắt thì đôi mắt vẫn nhận được ánh sáng, vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đèn ngủ càng sáng thì khả năng cận thị của trẻ càng tăng.
 
Cha mẹ hãy tham khảo các gợi ý sau đây để đem lại cho con mình một đêm ngon giấc:
 
- Tắm cho trẻ trước khi đi ngủ và mặc đồ ngủ rộng rãi, thoáng mát.
 
- Cho trẻ uống một ly sữa ấm để trẻ ngủ ngon hơn.
 
- Tắt hết tất cả đèn trong phòng, không để lại bất cứ vật gì phát sáng. Cha mẹ phải đảm bảo là phòng ngủ của trẻ “tối đen như mực”.
 
- Tắt hết các thiết bị điện tử (TV, Ipad, máy tinh, điện thoại ) và mang nó ra khỏi phòng trẻ.
 
Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp trẻ có sức khỏe, hệ miễn dịch tốt mà còn giúp làm giảm căng thẳng hệ thần kinh của trẻ . Đây chính là một liều “thuốc tiên” để chữa những mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Vì thế, cha mẹ hãy tập thói quen cho con mình ngủ trong bóng tối hoàn toàn, để con ngủ ngon hơn và ngày mai thức dậy tinh thần tươi sáng hơn.
 
Nguồn: Tổng hợp