Quả lựu có giá trị dinh dưỡng cao


Lựu có chứa vitamin C và vitamin B , axit hữu cơ, đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, kali và các khoáng chất khác. Trong đó, vitamin C ở quả lựu cao gấp từ 1-2 lần quả táo. Với 100ml nước ép quả lựu cung cấp 16% nhu cầu vitamin C hằng ngày, ngoài ra còn rất nhiều các chất chống oxy hóa mạnh như vitamin E, vitamin B5, axit pantothenic, tanin, anthocyanin, kali và các polyphenol chống oxy hóa. Nước ép quả lựu còn là loại nước ép trái cây có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa lớn nhất, hơn bất kỳ loại nước ép trái cây nào, nhiều hơn cả nước trà xanh, rượu vang đỏ.

Công dụng tuyệt vời của quả lựu

Trị các vết thâm trên da

Lựu là trái cây ít được dùng phổ biến trong làm đẹp vì chứa nhiều loại vitamin như A, vitamin C và đặc biệt vitamin E - các loại vitamin rất tốt cho da, có tác dụng chống lại quá trình lão hóa da hiệu quả. Ngoài ra nước ép của lựu cũng có tác dụng rất tốt trong việc trị các vết thâm trên da.

Cải thiện chuyện phòng the

Nghiên cứu mới của Đại học Queen Margaret (Edinburgh) khẳng định, lựu không chỉ là siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung, mà còn là một món quà tự nhiên dành cho những người có nhu cầu “cải thiện phong độ”.

Tăng cường hệ miễn dịch

Quả lựu cũng như nước ép lựu có chứa rất nhiều Vitamin C, được biết đến như một chất cần thiết và rất nhanh bị thiếu hụt. Vì vậy chất vitamin C cần phải được bổ sung liên tục và quả lựu là lựa chọn hàng đầu một.

ăn quả lựu mùa thu
Quả lựu cũng được biết loại trái cây mùa thu với nhiều tính năng trong chữa bệnh. Ảnh minh họa

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Nghiên cứu mới nhất cho thấy quả lựu cải thiện được khả năng giúp cơ thể tổng hợp cholesterol và tiêu hủy các phân tử gốc tự do trong hệ thống các mạch máu (điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim).

Tốt cho bà bầu

Lựu giàu vitamin C có tác dụng giúp giải nhiệt và rất tốt cho máu. Đối với mẹ bầu, vị chua ngọt của quả lựu còn giúp giảm ốm nghén, tốt cho tim mạch, làm mềm mạch máu… 

Theo các chuyên gia thì quả lựu, đặc biệt là nước ép quả lựu rất tốt cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển trí não của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não do lựu chứa hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh.

Ngăn ngừa dị ứng

Quả lựu rất giàu chất polyphenol - chất có khả năng làm giảm các quá trình hóa sinh có liên kết với chứng hay dị ứng

Ngăn ngừa ung thư da

Ngoài ra, ăn quả lựu liên đới với việc giảm thiểu hai loại ung thư da thường gặp là ung thư tế bào đáy (basal cell carcinoma) và ung thư biểu mô gai (squamous cell carcinoma). 

ăn quả lựu mùa thu
Quả lựu mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên những bệnh không nên dùng. Ảnh minh họa

Những bệnh không nên dùng quả lựu

Không tốt cho người tiểu đường

Theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering tại New York (Hoa Kỳ), bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng khi uống nước ép lựu. Vì hàm lượng đường trong loại nước ép này là rất cao.

Người bị huyết áp thấp 

Nước ép quả lựu sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm nếu bạn uống chúng kết hợp với một số loại thuốc kê đơn, như thuốc hạ huyết áp. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Hoa Kỳ), nước ép lựu có thể làm giảm huyết áp. Nếu uống chúng cùng với các loại thuốc kê đơn khác hoặc thảo dược và chất bổ sung để làm hạ huyết áp, có thể dẫn đến huyết áp quá thấp, còn được gọi là tụt huyết áp.

Trẻ nhỏ và người bị nóng trong

Những người bị nóng trong và đặc biệt trẻ em không nên ăn vì có thể khiến bé bị mọc mụn do ăn lựu. Trong thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu. Vì thế bố mẹ cho trẻ em ăn lựu hết sức lưu ý. Vì vậy, khi ăn không để trẻ nuốt hạt lựu.

Người bị răng miệng

Do lựu chứa chất ngọt nên với những người bị sâu răng hay liên quan răng miệng  không nên ăn và nếu ăn bạn nên đánh răng để bảo vệ răng miệng của mình.

Người mắc bệnh viêm dạ dày

Những người bị bệnh viêm dạ dày thì không nên ăn lựu vì bên trong quả lựu chứa các vitamin C sẽ làm ảnh hưởng tới dạ dày của những người này, có thể làm bệnh nặng hơn.

Để có những trái lựu ngon khi mua bạn cần chọn những quả to, tròn, cầm nặng tay, vỏ rám, đó là những quả lựu già, ngọt nước, hạt mẩy.

Để ăn lựu, bạn có thể cắt bỏ một ít phần đầu của nó, rồi khía các đường chạy dọc thân trái lựu. Chú ý không đưa dao vào quá sâu sẽ cắt vào phần thịt bên trong. Sau đó, nhẹ nhàng tách nó ra theo các đường khía để quả lựu không bị nát.