Vài ngày trước, khi tôi trò chuyện cô bạn thân. Cô ấy than thở rằng, con của cô ấy đã học lớp 2, nhưng khả năng đọc hiểu rất kém. Tiểu Minh cũng như những bạn nhỏ khác, em rất thông minh, khỏe mạnh. Nhưng có một vấn đề khiến mẹ em buồn phiền, em thiếu khả năng tập trung, đọc chậm, không thể nhớ mặt chữ. Chắc hẳn, nhiều phụ huynh cũng đồng cảm với trường hợp trẻ vụng đọc và hoài nghi về khả năng học tập của con em mình.
Nguyên nhân nào khiến trẻ vụng đọc?
Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu của trẻ liên quan đến thính giác, thị giác, cơ quan vận động. Các cơ quan này khi phối hợp nhuần nhuyễn, khả năng đọc hiểu của trẻ sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu các cơ quan không phối hợp tốt, khả năng đọc hiểu của trẻ sẽ giảm.
1. Cơ quan thính giác yếu
Trong quá trình giảng bài, nếu giáo viên diễn đạt nội dung dài, phạm vi nghe của trẻ sẽ phải tăng lên để theo kịp bài giảng của giáo viên. Khi trẻ không nghe kịp, trẻ sẽ không thể tiếp thu bài giảng trên lớp và hệ quả là thành tích học tập giảm sút.
Ngoài nghe phạm vi, còn có: nghe tập trung, nghe phân tích, nghe ghi nhớ, nghe hiểu.
2. Cơ quan thị giác yếu
Ảnh minh họa
Trong quá trình học, đọc và xem đề bài có liên hệ mật thiết với nhau. Khi câu chữ hoặc con số gần giống nhau, trẻ cần khả năng nhìn phân biệt, để giảm thiểu sai lầm khi đọc hiểu và làm bài.
Khả năng nhìn phạm vi cũng cần tăng lên giúp trẻ dung nạp câu chữ hoặc con số dài, trong quá trình đọc hiểu, trẻ sẽ không bỏ sót chữ hoặc số. Tốc độ đọc và tỉ lệ chính xác của câu chữ sẽ bị ảnh hưởng nếu khả năng nhìn phạm vi của trẻ giảm.
Ngoài nhìn phạm vi, còn có: nhìn tập trung, nhìn phân biệt, nhìn ghi nhớ, nhìn hiểu.
3. Cơ quan vận động yếu
Trong quá trình học, trẻ cần phải viết câu chữ và con số. Lúc này, các cơ quan thính giác, thị giác, cơ quan vận động cần phối hợp nhuần nhuyễn. Bài tập viết truyền thống đòi hỏi trẻ phải sao chép câu chữ từ sách giáo khoa, nếu cơ bàn tay không linh hoạt, theo thời gian, tư thế và cách viết sẽ ảnh hưởng đến câu chữ. Nếu trẻ đọc hiểu không chính xác, khả năng viết cũng sẽ giảm sút.
Làm sao nâng cao khả năng đọc hiểu của trẻ?
1. Nâng cao khả năng phối hợp giữa các cơ quan thính giác, thị giác, vận động
Xoa dịu tinh thần của trẻ, khuyến khích trẻ đọc trong tâm trạng vui vẻ, sẽ giúp các cơ quan thính giác, thị giác, vận động phối hợp nhịp nhàng.
2. Đọc nhiều sách
Ảnh minh họa
Khi trẻ đọc nhiều sách, khả năng đọc và vốn từ của trẻ sẽ nâng cao, cùng với đó, khả năng đọc hiểu cũng sẽ tăng lên. Tạo cho trẻ thói quen đọc sách, chính là cách đơn giản cải thiện kĩ năng đọc hiểu và vốn từ vựng nghèo nàn.
4. Bồi dưỡng thói quen đọc của trẻ
Tạo thói quen đọc hiểu cho trẻ không thể vội vàng, cần bồi dưỡng trong khoảng thời gian dài. Trẻ nên tham gia hội nhóm đọc sách với các bạn, theo đó, có thể trao thêm phần thưởng giúp trẻ hứng thú với việc đọc hiểu.
5. Tham khảo thêm sách kĩ năng đọc hiểu
Bố mẹ nên chịu khó đầu tư cho trẻ, bằng cách mua thêm những cuốn sách rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, tăng tốc độ đọc hiểu của những nhà xuất bản nổi tiếng. Thông qua những cuốn sách hay, trẻ sẽ học thêm nhiều kĩ năng, không sợ hãi việc đọc hiểu và giúp ích cho quá trình học tập của trẻ.
Theo Kuaibao