Rõng rã theo 3 phiên tòa mới giành được con

Theo thông báo của Tòa Gia đình và người chưa thành niên (TAND TP.HCM) vào ngày 20-12 sẽ tiến hành xử phúc thẩm vụ thay đổi quyền nuôi con là bé Hoàng Thị Thúy An (SN 2012) giữa chị Phạm Thị Thanh Mai và anh Hoàng Văn Tuấn.

Chị Mai chính là người gởi đơn cầu cứu khắp nơi khi bị 2 phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm tước đoạt quyền làm mẹ, giao cả 2 con cho người chồng. Phải mất hơn 1 năm ròng rã đấu tranh, ngày 15-9 tại TAND quận Gò Vấp, người mẹ mới giành lại quyền nuôi bé gái trong niềm hạnh phúc vỡ òa.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 1.

Chị Mai sợ một lần nữa sẽ mất đi quyền nuôi bé An.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 2.

Tại phiên tòa sơ thẩm 15-9, TAND quận Gò Vấp đã chấp nhận yêu cầu thay đổi quyền nuôi con của chị Mai, giao bé An cho chị Mai chăm sóc.

Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu, chị Mai lại lo sợ một lần nữa bị mất trắng quyền nuôi con khi anh Tuấn tiếp tục kháng cáo, đòi bằng được quyền nuôi dưỡng bé gái.

"Tôi sợ cái cảm giác tòa tuyên anh ấy giành cả hai con một lần nữa. Phải vất vả lắm tôi mới đón An về sống với mình, chăm sóc cho bé từng chút một, lỡ mà xa con, tôi làm sao sống nổi", chị Mai nghẹn ngào nói.

Theo nội dung của 3 phiên tòa trước đó, chị Phạm Thị Thanh Mai và anh Hoàng Văn Tuấn (ngụ Gò Vấp) kết hôn từ năm 2004 và có được 2 con (1 bé trai sinh 2007 và 1 bé gái sinh 2012). Do mâu thuẫn về vấn đề tiền bạc từ khi chị Mai ở nhà nội trợ, phụ giúp chồng quản lý công ty riêng, mọi chi tiêu đều bị chồng soi xét kỹ đến nỗi chị phải lấy sổ ghi rõ từng khoản mà mình sử dụng trong tháng để "báo cáo" cho chồng. Sau nhiều lần "cơm không lành, canh không ngọt" đến tháng 8-2014, cả hai quyết định ly hôn.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 3.

Chị Mai vẫn là người trực tiếp hướng dẫn hai con học tập.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 4.

Không chấp nhận bản án sơ thẩm, anh Tuấn tiếp tục kháng cáo, quyết tâm giành con từ tay người vợ cũ.

Không yêu cầu tranh chấp tài sản, chị Mai chỉ mong muốn được nuôi dưỡng hai con cho đến khi chúng trưởng thành. Nhưng cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm trong năm 2016, tòa án đều trao cả 2 bé cho anh Tuấn chăm sóc bởi anh Tuấn thu nhập cao hơn chị Mai (45 triệu so với 15 triệu), anh Tuấn có tài xế, giúp việc riêng để tiện chăm sóc cho 2 con.

Quá bức xúc trước kết quả lạnh lùng của tòa án, chị Mai gởi đơn cầu cứu khắp nơi, nộp đơn lên TAND quận Gò Vấp xin thay đổi quyền nuôi con. Kết quả sơ thẩm chiều 15-9-2017, bé An đã được trao lại cho người mẹ sau hơn một năm dài đánh mất quyền nuôi con.

Không thể giao cả hai con cho bố nuôi dưỡng?

Theo luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng Luật sư gia đình, thuộc đoàn luật sư TP.HCM cho biết trong trường hợp này, người chồng không thể nào giành quyền nuôi một lúc 2 con được.

Theo đó, luật sư Hùng phân tích nếu vợ, chồng không thỏa thuận được người nuôi con sau ly hôn thì tòa sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở để tiến hành trao quyền nuôi con, hầu hết người mẹ sẽ giành được quyền này cho dù có mức thu nhập thấp hơn.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 5.

Luật sư Trần Minh Hùng cho biết không thể nào tòa lại quyết định giao bé gái cho anh Tuấn nuôi lần nữa?

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 6.

Mong muốn lớn nhất của người mẹ là được chăm sóc bé An đến ngày trưởng thành.

Trong trường hợp của chị Mai có đến 2 con, cả hai anh chị đều là người có trí thức, mức thu nhập, chỗ ở ổn định nên việc giao cho mỗi người 1 con để chăm sóc là hợp lý. Bởi không thể nào một người bố, người mẹ có thể cùng lúc chăm sóc tốt cả 2 con trong khi người còn lại cũng có nguyện vọng, điều kiện để chăm sóc con.

"Tôi nghĩ cấp phúc thẩm sắp tới cần bác đơn kháng cáo của người chồng, chấp nhận giao con cho người mẹ theo cấp sơ thẩm trước đó. Không thể để tình trạng giao cả 2 con cho người chồng như 2 phiên tòa tranh chấp trước đó xảy ra một lần nữa. Cả về tình, về lý, người mẹ được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bé gái. Pháp luật Việt Nam không thể nào tước đi quyền làm mẹ thiêng liêng ấy của chị Mai", luật sư Hùng nhấn mạnh.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 7.

Từ khi về căn hộ Nhà Bè, bé An được mẹ tự tay chăm sóc, đứa con trai cũng được chị Mai thường xuyên đón sang chơi.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 8.

Hai anh em dù ở khác nơi nhưng tình cảm vẫn không bị sứt mẻ, chị Mai luôn tạo điều kiện để 2 bé gặp nhau.

Về phía chị Mai, sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực hôm 15-9 trao quyền nuôi bé An cho chị, chị đã đón bé về sống cùng mình tại căn hộ ở Nhà Bè, mọi việc học tập, sinh hoạt hằng ngày của bé cũng đã ổn định.

Mặc dù hai vợ chồng đã ly hôn, mỗi người nuôi một bé nhưng để các con không chịu áp lực, tổn thương tâm lý khi phải xa bố hoặc mẹ quá lâu, mỗi tuần chị Mai đều đón bé trai về nhà để chơi với em hoặc đưa An sang nhà bố. Đặc biệt việc học tập của hai bé cũng do chị Mai phụ trách.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 9.

Hai anh em được mẹ dạy học bài.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 10.

Ông ngoại cũng thường xuyên phụ giúp đón An và một cháu ngoại khác đi học về.

Chị Mai bày tỏ: "Giờ chị chỉ mong muốn được chăm sóc và nuôi dạy bé An thật tốt, chị mong tòa xét xử công bằng, đừng tước đoạt quyền làm mẹ của chị một lần nào nữa".

* Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc (tên nhân vật đã thay đổi).