Bạn nghĩ sao về cách nói: “Bạn là ai không quan trọng, quan trọng là bạn ở cạnh ai”.
Câu nói này thể hiện sức mạnh của các mối quan hệ trong xã hội, bạn chơi với ai và tiếp xúc với người như thế nào. Mối quan hệ tích cực mang lại năng lượng tích và lạc quan, còn mối quan hệ tiêu cực chỉ có thể khiến bạn chìm ngập trong bể sầu độc hại và lời than thân trách phận. Nếu muốn thành công, trước tiên hãy kết giao với người tài.
1. Con người và lý thuyết cọng cơm
Một cọng rơm bên đường nếu không có ai quan tâm đến, nó mãi mãi chỉ là một cọng rơm tầm thường. Nhưng nếu tiểu thương ở chợ dùng cọng rơm để buộc bắp cải, buộc càng cua thì giá trị của nó cũng giống như bắp cải, con cua được người mua trả tiền đổi lấy.
Đôi khi giá trị của một người cũng giống như cọng rơm, nó phụ thuộc vào việc bạn ở trong cộng đồng như thế nào và ở cùng với ai. Đây là một lý thuyết nhân sinh đời người - lý thuyết cọng rơm.
Giá trị của rơm buộc bắp cải đương nhiên chẳng đáng là bao, “đỉa đeo chân hạc” không thể thay đổi bản chất của nó. Loại rơm làm dây thừng, mành rơm được nâng cao giá trị nhờ trở thành phiên bản khác. Cọng rơm được nghệ nhân làm thành đồ thủ công mỹ nghệ đáng giá hơn gấp trăm nghìn lần, bởi lẽ nó đã được "chuyển mình" bằng trí tuệ và sự sáng tạo. Cọng rơm ngọn cỏ được làm thành trang giấy, giá trị của nó được thăng hoa nhờ trải qua tầng tầng lớp lớp quy trình sản xuất. Đây chính là “gian nan thử thách, sắt cũng thành vàng”.
Một chai nước giống nhau nhưng nó lại có giá trị thành tiền chênh lệch rất lớn khi được bán trong tiệm tạp hóa và nhà hàng 5 sao. Sự khác biệt này không phải vì nước trong chai đã thay đổi, mà chính là nơi nó tồn tại.
2. Người dở chơi chung, kẻ tài tụ thành nhóm
Điều đáng tiếc nhất trong cuộc sống là: xung quanh bạn thiếu những người biết nỗ lực và nhìn xa trông rộng, cuộc sống của bạn theo đó cũng trở nên tầm thường và mờ nhạt.
Ông cha ta có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” quả không sai! Sống trong môi trường tốt, chúng ta lớn lên khỏe mạnh. Trưởng thành trong sự vấy bẩn thì khó lòng “lương thiện, tâm trong sạch”.
Con đại bàng lớn lên trong chuồng gà sẽ mất khả năng bay lượn, vậy thì làm sao nó có thể vượt qua nỗi sợ hãi độ cao để bay vút lên trời xanh? Theo ruồi thì vào nhà vệ sinh, theo ong mật thì tìm đến hoa thơm. Sống với người tích cực, bạn trở nên lạc quan. Đi theo kẻ tiểu nhân, miệng không thể biết nói lời vàng ngọc.
Trong cuộc sống, những mối quan hệ đang có sẽ quyết định cách bạn trưởng thành và hướng đi đến thành công. Chơi với người siêng năng, bạn sẽ không lười biếng và chán nản; chơi với người lạc quan, bạn sẽ tràn đầy năng lượng để khám phá và sống trọn từng phút giây; chơi với người ưu tú, bạn sẽ có cơ hội tìm đến đỉnh cao danh vọng. Điều đáng tiếc nhất của người có lý tưởng và hoài bão là cuộc sống trở nên tầm thường vì xung quanh thiếu đi những người có tầm nhìn xa trông rộng.
Tránh xa những người tiêu cực. Nếu không, bạn sẽ đánh mất ước mơ, dễ dàng sa đọa và trở nên tầm thường.
Đời người có 3 loại may mắn: Đi học gặp thầy giỏi; đi làm gặp sếp tài; lấy chồng gặp người tốt.
3. "Mượn sức của gió, đưa ta đến với mây ngàn"
Đọc sách hay, kết bạn với cao nhân. Nếu muốn xuất chúng, bạn phải ở bên những người tài giỏi. Nếu muốn bay vút lên bầu trời, hãy bay cùng những con đại bàng chứ không phải với những chú gà nhỏ.
Chính trị gia người Mỹ - Daniel Webster từng nói: "Con người hợp lực có thể làm những việc mà không ai có thể làm một mình; sự kết hợp giữa trí tuệ, đôi bàn tay và lực lượng trở thành sức mạnh gần như vạn năng".
"Thuận thế" và "mượn sức" chắc chắn là những cách để đạt được kết quả gấp đôi trong khi chỉ dùng một nửa nỗ lực. "Mượn sức của gió, đưa ta đến với mây ngàn", câu nói đã giải nghĩa cho chúng ta về tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của những người xung quanh.
Biết ơn những người đã đồng hành và cho ta cơ hội để phát huy tài năng. Biết ơn những quý nhân xuất hiện giúp đỡ khi ta đang lạc lối và mù quáng. Cảm ơn người thầy giỏi và bạn bè tốt đã truyền năng lượng tích cực. Nhờ họ, ta mới có thể nếm được vị ngọt của cuộc sống, biết đến thế nào là thành công danh vọng.
Nguồn: Aboluowang