Nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể chịu trách nhiệm cho một số quá hoạt động, bao gồm cả chu kỳ ngủ - thức. Có một giấc ngủ không bị gián đoạn là điều vô cùng quan trọng, góp phần quyết định sức khỏe của cơ thể. Do đó, việc thường xuyên thức giấc vào ban đêm, cụ thể là lúc 3 giờ sáng, có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp trục trặc nào đó. Xác định nguyên nhân của tình trạng này có thể ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng gây ra với sức khỏe, trong đó khó tránh cả nguy cơ tàn tật và tử vong.
Tổ chức Giấc ngủ - Sleep Foundation - giải thích thì việc thức dậy vào lúc nửa đêm về mặt y học được gọi là "thức giấc về đêm". Các nghiên cứu được thực hiện ở một số nước châu Âu đã chỉ ra rằng gần 1/3 số người tham gia nghiên cứu có thói quen thức dậy 3 đêm trở lên mỗi tuần.
Tổ chức Sleep Foundation giải thích: Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể xác định chính xác lý do khiến một người thức dậy lúc 3 giờ sáng, nhưng hiểu được những nguyên nhân phổ biến khiến giấc ngủ bị gián đoạn có thể giúp mọi người ngủ ngon hơn suốt đêm.
Theo cơ quan y tế này, nguyên nhân dẫn đến thức giấc về đêm rất đa dạng, trong đó có cả nguyên nhân mắc bệnh lý nào đó. Có 3 nhóm bệnh chính có thể dẫn đến tình trạng thức giấc lúc nửa đêm là: Bệnh tim và mạch máu, bệnh đường hô hấp và rối loạn thần kinh.
Tổ chức Sleep Foundation giải thích: Huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ có liên quan đến giấc ngủ kém chất lượng, bao gồm cả việc thức giấc trong khi ngủ. Những tình trạng này cản trở chất lượng giấc ngủ do tuần hoàn kém, vì cơ thể dựa vào sự gia tăng lưu lượng máu trong các giai đoạn ngủ.
Một rối loạn khác liên quan đến việc thức dậy vào ban đêm là các bệnh về đường hô hấp như ngưng thở khi ngủ. Cũng theo tổ chức Sleep Foundation, ngoài chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, các rối loạn hô hấp khác như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ suốt đêm. Các dấu hiệu phổ biến của sự gián đoạn đường thở bao gồm thức dậy với miệng khô và đau đầu vào buổi sáng.
Cuối cùng, rối loạn thần kinh là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây thức giấc ban đêm. Tuy nhiên, cần chú ý để tránh nhầm lẫn với tình trạng thức dậy ban đêm do tuổi già. Tổ chức Sleep Foundation lý giải: Mặc dù người già có thể thường thức dậy vào lúc đêm là bình thường nhưng những người mắc các bệnh như mất trí nhớ, bệnh Alzheimer, Parkinson cũng có nhiều khả năng bị thức giấc vào ban đêm và khó ngủ trở lại tương tự như vậy.
Trên thực tế, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rối loạn giấc ngủ có thể là dấu hiệu sớm của sự suy giảm nhận thức. Các nghiên cứu cho thấy rằng các triệu chứng như vậy có thể xuất hiện nhiều năm trước khi chẩn đoán bệnh Alzheimer chính thức được thực hiện.
2 cách giúp ngủ ngon
1. Uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ
Uống một cốc sữa nóng sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Trong sữa có chứa chất tryptophan và peptid - có tác dụng điều hòa chức năng sinh lý của con người. Những chất này có thể kết hợp với hệ thần kinh trung ương và làm dịu não bộ, giúp con người bình tĩnh trước khi đi ngủ.
2. Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ
Trên cơ thể con người có rất nhiều huyệt đạo. Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ có thể loại bỏ cảm giác lạnh của bàn chân, giữ ấm cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Việc này cũng đồng thời giúp giải tỏa những mệt mỏi trong ngày, thư giãn cơ thể và tinh thần, nhờ đó bạn sẽ dễ ngủ hơn.
Những người bị rối loạn giấc ngủ nên ngâm chân trong 30 phút trước khi đi ngủ vào buổi tối.