Thưa các bác sĩ,
Cháu năm nay 22 tuổi, đi khám phụ khoa bác sĩ bảo bị mắc bệnh sùi mào gà. Cả cháu và bạn trai đều không quan hệ lăng nhăng, có khi nào chúng cháu lây bệnh từ tấm trải giường và khăn ở khách sạn không vậy bác sĩ?
Cháu bị sùi mào gà nhưng lại đi tiểu thấy buốt và thỉnh thoảng ra máu, khi đi khám ở bệnh viện Da Liễu TPHCM đã được bôi dung dịch acid và cháu cũng đã đi xét nghiệm các bệnh lây lan qua đường tình dục khác (HIV, lậu, giang mai,...), kết quả đều âm tính. Vậy liệu đi tiểu buốt và ra máu có phải là một triệu chứng kèm theo của bệnh sùi mào gà không? Hay còn của bệnh lý nào khác? Liệu cháu chỉ bôi thuốc thì có hết không hay là phải đốt mới hết?
BS có thể chỉ cho cháu cách vệ sinh vùng kín trong thời gian này? Cháu đọc trên mạng thấy người ta bảo rửa bằng trà và cháu cũng đang làm theo như thế.
Cháu chờ mong sự tư vấn của các bác sĩ!
Trả lời:
Chào em,
Sùi mào gà do Papilloma virus (HPV) gây ra và là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ, bệnh có thể có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc không có triệu chứng, thời gian ủ bệnh lại kéo dài, từ 2-9 tháng sau khi tiếp xúc.
Do đó, sùi mào gà rất dễ lây lan cho bạn tình, nhiều khi bệnh nhân không nhớ rõ mình bị lây nhiễm từ lúc nào. Việc truyền bệnh chủ yếu là do một trong hai người giao phối lây nhiễm cho nhau, nên đừng đổ lỗi cho khách sạn hết, em nhé.
Em đã làm xét nghiệm tầm soát hết các bệnh lây lan qua đường tình dục khác là rất tốt. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật và hậu môn, nên bệnh nhân nữ bị sùi mào gà cổ tử cung cần phải làm xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hàng năm để phát hiện sớm ung thư.
Triệu chứng của bệnh sùi mào gà chủ yếu là các u nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc có cuống, không đau và dễ chảy máu, bệnh không có biểu hiện tiểu buốt. Có thể em có bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu đi kèm, em làm thêm xét nghiệm nước tiểu và siêu âm bụng để có chẩn đoán sớm nhé.
Nốt sùi có thể mọc bất kỳ chỗ nào ở vùng kín: âm hộ, hậu môn, dương vật, lỗ niệu đạo, cổ tử cung… thậm chí gặp cả ở miệng, họng. Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được virus, tùy thuộc vào mức độ tổn thương BS sẽ có hướng chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp cho em.
Việc quan trọng của em bây giờ là tuân thủ điều trị và theo dõi tái khám đúng lịch hẹn. Sau khi điều trị khỏi hoàn toàn ít nhất là 3 tháng mới nên có quan hệ tình dục để tránh lây cho vợ, chồng hoặc bạn tình.
Việc vệ sinh vùng kín trong bệnh lý này cũng bình thường như lúc em chưa mắc bệnh. Còn vệ sinh vùng kín bằng nước trà chưa thấy y học đề cập đến vấn đề này. Em chú ý khi tham khảo những thông tin trên mạng, phải xem rõ trang web đó có đáng tin cậy không, thông tin do tác giả nào viết… nhất là việc liên quan đến sức khỏe lại càng phải cẩn thận hơn, em nhé!
Thân ái!
Cháu năm nay 22 tuổi, đi khám phụ khoa bác sĩ bảo bị mắc bệnh sùi mào gà. Cả cháu và bạn trai đều không quan hệ lăng nhăng, có khi nào chúng cháu lây bệnh từ tấm trải giường và khăn ở khách sạn không vậy bác sĩ?
Cháu bị sùi mào gà nhưng lại đi tiểu thấy buốt và thỉnh thoảng ra máu, khi đi khám ở bệnh viện Da Liễu TPHCM đã được bôi dung dịch acid và cháu cũng đã đi xét nghiệm các bệnh lây lan qua đường tình dục khác (HIV, lậu, giang mai,...), kết quả đều âm tính. Vậy liệu đi tiểu buốt và ra máu có phải là một triệu chứng kèm theo của bệnh sùi mào gà không? Hay còn của bệnh lý nào khác? Liệu cháu chỉ bôi thuốc thì có hết không hay là phải đốt mới hết?
BS có thể chỉ cho cháu cách vệ sinh vùng kín trong thời gian này? Cháu đọc trên mạng thấy người ta bảo rửa bằng trà và cháu cũng đang làm theo như thế.
Cháu chờ mong sự tư vấn của các bác sĩ!
Trả lời:
Chào em,
Do đó, sùi mào gà rất dễ lây lan cho bạn tình, nhiều khi bệnh nhân không nhớ rõ mình bị lây nhiễm từ lúc nào. Việc truyền bệnh chủ yếu là do một trong hai người giao phối lây nhiễm cho nhau, nên đừng đổ lỗi cho khách sạn hết, em nhé.
Em đã làm xét nghiệm tầm soát hết các bệnh lây lan qua đường tình dục khác là rất tốt. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật và hậu môn, nên bệnh nhân nữ bị sùi mào gà cổ tử cung cần phải làm xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hàng năm để phát hiện sớm ung thư.
Triệu chứng của bệnh sùi mào gà chủ yếu là các u nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc có cuống, không đau và dễ chảy máu, bệnh không có biểu hiện tiểu buốt. Có thể em có bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu đi kèm, em làm thêm xét nghiệm nước tiểu và siêu âm bụng để có chẩn đoán sớm nhé.
Nốt sùi có thể mọc bất kỳ chỗ nào ở vùng kín: âm hộ, hậu môn, dương vật, lỗ niệu đạo, cổ tử cung… thậm chí gặp cả ở miệng, họng. Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được virus, tùy thuộc vào mức độ tổn thương BS sẽ có hướng chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp cho em.
Việc quan trọng của em bây giờ là tuân thủ điều trị và theo dõi tái khám đúng lịch hẹn. Sau khi điều trị khỏi hoàn toàn ít nhất là 3 tháng mới nên có quan hệ tình dục để tránh lây cho vợ, chồng hoặc bạn tình.
Việc vệ sinh vùng kín trong bệnh lý này cũng bình thường như lúc em chưa mắc bệnh. Còn vệ sinh vùng kín bằng nước trà chưa thấy y học đề cập đến vấn đề này. Em chú ý khi tham khảo những thông tin trên mạng, phải xem rõ trang web đó có đáng tin cậy không, thông tin do tác giả nào viết… nhất là việc liên quan đến sức khỏe lại càng phải cẩn thận hơn, em nhé!
Thân ái!
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email: [email protected] |