Đột quỵ mắt vì “cày phim” Diên Hy Công Lược

Mỗi người tận hưởng cuối tuần theo cách riêng của mình, có người thích ra ngoài chơi với thú cưng, có người lại thích ở nhà và nghiền ngẫm những bộ phim hay. Vị tiểu thư đặc biệt này nằm trong nhóm thứ 2, tức là ở nhà xem phim. Thế nhưng, cô đã xem phim quá mức khiến cho đôi mắt mình bị đe dọa nghiêm trọng.

Ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10 rơi đúng vào thứ Hai, vậy là mọi người có 3 ngày nghỉ lễ. Trong suốt 3 ngày nghỉ này, cô gái họ Đình đã chìm đắm trong bộ phim truyền hình nổi tiếng "Diên Hi Công Lược" với tổng số 70 tập, mỗi tập 45 phút. Cuối cùng cô cũng có cơ hội xem những tập phim mà cô bỏ lỡ. Cô đã xem liên tục và kết thúc cả bộ phim trong vòng 7 ngày. Cô xem ngày, xem đêm và thời gian để nghỉ ngơi rất ít.

2 cô gái Trung Quốc suýt bị mù mắt vì làm một việc mà giới trẻ hầu như ai cũng làm vào mỗi tối - Ảnh 1.

Vào ngày 07/10, cô Đình thấy mắt trái bắt đầu nhìn mờ đi. Buổi sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, mắt trái của cô chỉ có thể nhìn thấy bóng của một người. Cô vội vàng đi khám ngay sau đó.

Các bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán tình trạng của cô gái là thiếu máu cục bộ thần kinh thị giác vùng trước (AION), hay thường được biết đến như một cơn đột quỵ mắt. Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu đến các dây thần kinh thị giác bị chặn hoặc giảm đi. Trong trường hợp của cô Đình, mắt cô đã cực kỳ căng thẳng do phải nhìn vào máy tính tại nơi làm việc và máy tính xách tay của mình ở nhà. Thêm vào đó, thời tiết lạnh đã giảm đáng kể lưu lượng máu đến mắt. May mắn, cô đã đi khám ngay lập tức nên đã tăng cơ hội hồi phục hoàn toàn.

Một chuyên gia chỉ ra rằng đột quỵ mắt là một tình trạng tương đối không đau, có thể làm cho thị lực của một người giảm đi nhanh chóng mà không đưa ra cảnh báo nào. Và trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh này không thể cứu vãn nếu không điều trị kịp thời. Nhìn màn hình trong bóng tối hoàn toàn là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây đột quỵ mắt. Nếu bạn làm điều này với điện thoại, ít nhất hãy bật đèn bàn và bỏ điện thoại xuống sau 30 phút.

Tăng nhãn áp mắt vì xem phim truyền hình Hàn Quốc

Theo thông tin chia sẻ trên Modern Express, tháng 3/2016, một người phụ nữ 20 tuổi ở Nam Kinh, Trung Quốc, được chẩn đoán mắc bệnh tăng nhãn áp cấp tính vì đã theo dõi 18 tập phim truyền hình Hàn Quốc vào cuối tuần.

2 cô gái Trung Quốc suýt bị mù mắt vì làm một việc mà giới trẻ hầu như ai cũng làm vào mỗi tối - Ảnh 2.

Theo các bác sĩ, người phụ nữ này đã xem 16 tập phim "Cheese in the Trap" và hai tập phim "Descendants of the Sun" - cả 2 đều là những bộ phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng. Theo báo cáo, cô đã không làm gì ngoài việc xem phim trên máy tính bảng của mình. Sau khi xem xong, cô bị đau mắt và đau đầu khi ngủ. Và khi cô tỉnh dậy, tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn, thậm chí cô còn cảm thấy như mình bị bệnh và nhạy cảm với cả ánh sáng.

Một chuyên gia về mắt được Modern Express phỏng vấn đã nói rằng việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng với ánh sáng lờ mờ trong thời gian dài có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp cấp tính, một căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể dẫn đến mù mắt trong trường hợp nghiêm trọng. Áp lực nội nhãn có thể tăng trong vòng vài giờ, và nếu việc điều trị bị trì hoãn, thị lực có thể bị phá hủy vĩnh viễn.

Tác hại của việc nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại trong thời gian dài vào buổi tối

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra ảnh hưởng của việc dùng thiết bị điện tử vào ban đêm. Việc làm này hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, thậm chí bao gồm cả những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng.

2 cô gái Trung Quốc suýt bị mù mắt vì làm một việc mà giới trẻ hầu như ai cũng làm vào mỗi tối - Ảnh 3.

- Làm hỏng mắt của bạn

Ánh sáng màu xanh phát ra từ các thiết bị điện tử cá nhân của bạn là một phần của quang phổ ánh sáng đầy đủ. Chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày, nhưng tiếp xúc ban đêm với cùng một ánh sáng (được phát ra ở mức cao bởi điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và màn hình LED khác) có thể làm hỏng tầm nhìn của bạn.

Các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng xanh có thể làm hỏng võng mạc của bạn. Tổ chức American Macular Degeneration Foundation cảnh báo rằng tổn thương võng mạc do ánh sáng xanh gây ra có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng, một tình trạng gây mất thị lực trung tâm và mù lòa.

Mặc dù nó chưa được chứng minh, nhưng cũng có thể có mối liên hệ giữa tiếp xúc với ánh sáng xanh và nguy cơ đục thủy tinh thể. Mặc dù mối liên hệ này cần nghiên cứu thêm, nhưng tốt nhất bạn nên đặt điện thoại của mình xuống mỗi tối. Nếu bạn không thể đặt điện thoại xuống vào ban đêm, hãy xem xét tính năng Night Shift (iOS) hoặc ứng dụng Twilight (Andriod). Cả hai điều chỉnh màu sắc màn hình của bạn để giảm thiểu lượng phát xạ ánh sáng màu xanh để giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.

2 cô gái Trung Quốc suýt bị mù mắt vì làm một việc mà giới trẻ hầu như ai cũng làm vào mỗi tối - Ảnh 4.

- Có thể can thiệp vào giấc ngủ của bạn

Ánh sáng xanh làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin, một loại hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Điều này không chỉ sẽ dẫn đến nhiều đêm mất ngủ và mệt mỏi mà còn gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh tim, tăng cân, trầm cảm và lo âu.

- Có thể làm tăng nguy cơ ung thư

Ngoài việc điều hòa chu kỳ giấc ngủ của bạn, melatonin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ cần thiết cho khả năng tự nhiên của cơ thể chống lại căn bệnh ung thư. Khi mức độ melatonin của bạn bị ức chế, nguy cơ ung thư và các bệnh khác tăng lên.

Nếu melatonin của bạn bị gián đoạn trong một đêm, nó sẽ không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn là người dùng điện thoại ban đêm mãn tính, bạn tăng đáng kể nguy cơ tổn thương tế bào, viêm, suy giảm chức năng miễn dịch và nguy cơ phát triển nhiều bệnh.

Trước vấn đề này, bác sĩ Partha Nandi, Trưởng ban sức khỏe tại WXYZ khuyên bạn nên chịu trách nhiệm về sức khỏe và cuộc sống của mình một cách tốt nhất. Ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, hãy để điện thoại xuống mỗi tối sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và giảm một số rủi ro trên giường.

Nguồn: WB/Thatsmags/Nutriliving