Măng cụt (tên khoa học là garcinia mangostana) là một loại trái cây nhiệt đới được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á. Hiện nay nó được trồng ở các vùng nhiệt đới của Đông Ấn, Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka.

Măng cụt không chỉ ngon mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết. Y học cổ truyền sử dụng cùi, nước ép và vỏ của nó để điều trị các rối loạn viêm mãn tính. Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy loại quả này có đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm và kháng khuẩn mạnh.

Trong 100 gam măng cụt (196 gam) có chứa: Calo: 60g; Tinh bột: 14,3 gam; Chất xơ: 0,8 gam; Chất béo: 0,1 gam; Chất đạm: 0,5 gam... Các vitamin và khoáng chất của măng cụt rất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, bao gồm tổng hợp DNA, co cơ, chữa lành vết thương, miễn dịch và kích thích thần kinh.

Măng cụt bán nhiều ngoài chợ, tận dụng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt nhưng cần ghi nhớ lưu ý quan trọng - Ảnh 1.

Măng cụt không chỉ ngon mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), quả măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L., có vị chát, bộ phận dùng làm thuốc là vỏ, có tác dụng trị tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn kinh nguyệt…

Một số cách sử dụng măng cụt để làm thuốc:

1. Khử mùi hôi miệng

Bạn hãy chuẩn bị vỏ 1 quả măng cụt, 200ml nước sôi và lượng mật ong vừa đủ. 

Lấy phần thịt vỏ của một quả măng cụt xay nhuyễn với mật ong và 200ml nước, lọc bớt xác và uống. Bài thuốc này sẽ giảm mùi hôi miệng, giúp bạn tự tin hơn với hơi thở của mình.

2. Trị tiêu chảy

Để trị tiêu chảy, bạn hãy lấy khoảng 10 cái vỏ măng cụt cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật đậm, uống mỗi ngày 3-4 chén.

Măng cụt bán nhiều ngoài chợ, tận dụng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt nhưng cần ghi nhớ lưu ý quan trọng - Ảnh 2.

3. Chữa kiết lỵ

Chuẩn bị 6g vỏ măng cụt, 8g cỏ nhọ nồi, 8g rau má, 6g trà xanh, 3 lát gừng, 8g rau sam, 8g cỏ sữa, 4g trần bì, 4g cam thảo. Đem tất cả các nguyên liệu trên đi sơ chế rồi sắc lấy nước để uống trong ngày.

4. Phòng ngừa ung thư

Quả măng cụt được cho là có chứa ít nhất 20 chất Xanthones, phần lớn được tìm thấy trong phần múi hoặc vỏ quả. Xanthones có tác dụng giảm stress oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Bằng cách phá hủy các gốc tự do, các chất chống oxy hóa này bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh khác nhau, từ cảm lạnh thông thường và cúm, đến nguy cơ ung thư và rối loạn nhịp tim.

Cách dùng: 1 nhúm vỏ măng cụt phơi khô, đun với nước uống. Tuy nhiên, vỏ ngoài của măng cụt hơi đắng, vì thế bạn có thể kết hợp vỏ măng cụt với hạt mùi, hạt thìa là, cam thảo, vỏ quýt, gừng… để giảm bớt vị đắng.

Măng cụt bán nhiều ngoài chợ, tận dụng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt nhưng cần ghi nhớ lưu ý quan trọng - Ảnh 3.

Măng cụt còn chứa thành phần đường khá cao vì vậy người béo phì nên hạn chế ăn quả này.

Lưu ý khi ăn măng cụt:

- Trẻ em là đối tượng cần đặc biệt chú ý khi ăn loại quả này vì có thể bị hóc hạt măng cụt. Việc nuốt hạt của loại quả này cũng nguy hiểm tương tự như khi chúng ta nuốt phải dị vật. Nếu đường ruột không thải được dị vật khiến cho nó nằm lâu bên trong có thể gây ra tắc ruột.

- Măng cụt còn chứa thành phần đường khá cao vì vậy người béo phì nên hạn chế ăn quả này.

- Măng cụt cũng có thành phần kali tương đối cao, cho nên người mắc bệnh thận và tim mạch cũng phải thận trọng khi ăn.

- Măng cụt nên chọn quả có kích thước nhỏ, vỏ mềm và không giập nát. Ra chợ, nếu thấy măng cụt có vệt mủ màu vàng, vỏ rám sần sùi thì nên mua ngay vì đó là dấu hiệu măng cụt đã già và rất ngọt.