Măng cụt đang vào mùa rộ, cực ngon ngọt dễ ăn lại có vô vàn tác dụng

Hàng năm, cứ vào độ giữa tháng 4 đến tháng 6, măng cụt lại bước vào mùa rộ và người ta luôn tranh thủ để tìm đến loại quả ngon ngọt này để tráng miệng, làm quà biếu… Theo cách gọi truyền tụng từ cung đình xưa, trái măng cụt (Garcinia mangostana) có tên là giáng châu. Măng cụt là một loại trái cây được người tiêu dùng nội địa ưa thích và có tiềm năng xuất khẩu.

Với đặc tính giải nhiệt nên măng cụt cực thích hợp để ăn vào mùa nắng nóng. Măng cụt có tính mát và axit trytophan - chất có liên hệ trực tiếp với serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh) có công dụng tạo sự phấn chấn tinh thần, làm dịu căng thẳng. Đây cũng là lý do măng cụt còn được biết đến như là "khắc tinh" của sầu riêng - một loại quả có thể sinh nhiệt cao. Ở Thái Lan, người ta gọi sầu riêng và măng cụt là "quả vợ chồng", nếu ăn quá nhiều sầu riêng bị nhiệt trong người thì bạn có thể ăn vài quả măng cụt là giảm hẳn ngay.

Măng cụt có thể làm thuốc chữa bệnh theo cách này nhưng nhiều người chưa hề biết đến - Ảnh 2.

Với đặc tính giải nhiệt nên măng cụt cực thích hợp để ăn vào mùa nắng nóng.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, vỏ quả chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước, cây cũng chứa tanin. Quả măng cụt rất giàu protein và các loại lipit, có tác dụng bồi bổ rất tốt cho cơ thể. Người suy nhược, thiếu dinh dưỡng, người vừa khỏi bệnh đều có thể dùng loại quả này để có tác dụng điều dưỡng.

Hàm lượng cao chất xanthone cao trong măng cụt có tác dụng phòng chống ung thư cực tốt. Chất xanthone trong măng cụt còn có khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn và giữ cân bằng môi trường axit trong dạ dày, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ phát triển các bệnh dạ dày. Hàm lượng vitamin E, C phong phú giúp nâng cao sức đề kháng, làm chậm lão hóa…

Măng cụt có thể làm thuốc chữa bệnh theo cách này nhưng nhiều người chưa hề biết đến - Ảnh 4.

Hàm lượng cao chất xanthone cao trong măng cụt có tác dụng phòng chống ung thư cực tốt.

Không chỉ là thức ăn tráng miệng ngon và ấn tượng, đem lại nhiều công dụng sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, măng cụt còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y ít ai ngờ tới.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, vỏ quả măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế và đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chi huyết, dùng trị tiêu chảy, ngộ độc thức ăn.

Bài thuốc chữa bệnh từ quả măng cụt

Theo lương y Bùi Hồng Minh, vào mùa măng cụt đang rộ, bạn có thể tận dụng để làm thuốc chữa bệnh cực tốt. Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả măng cụt mà bạn có thể áp dụng cực dễ dàng và hiệu quả là:

Măng cụt có thể làm thuốc chữa bệnh theo cách này nhưng nhiều người chưa hề biết đến - Ảnh 5.

Vào mùa măng cụt đang rộ, bạn có thể tận dụng để làm thuốc chữa bệnh cực tốt.

- Chữa đau bụng đi tiêu chảy, chữa lỵ: Cho chừng 10 vỏ quả măng cụt vào một nồi đất hay nồi đồng (tránh nồi sắt hay nồi tôn) thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút. Ngày uống 3 – 4 lần chén to nước này.

Hoặc có thể dùng theo đơn: Vỏ quả măng cụt khô 60g, hạt mùi 5g, hạt thìa là 5g, nước 1.200ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn chừng một nửa (600ml). Mỗi lần uống 120ml. Uống mỗi ngày 2 lần.

- Chữa lỵ: Dùng vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh (loại ngon) 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.

Măng cụt có thể làm thuốc chữa bệnh theo cách này nhưng nhiều người chưa hề biết đến - Ảnh 7.

Măng cụt còn chứa thành phần đường khá cao vì vậy người béo phì nên hạn chế ăn quả này.

- Giảm mùi hôi miệng: Lấy vỏ măng cụt đem đun sôi, lấy nước này súc miệng hàng ngày sẽ giúp giảm mùi hôi miệng, kháng khuẩn kháng viêm cực tốt.

- Giảm cân hiệu quả: Pha chế trà từ vỏ măng cụt bằng cách thái nhỏ vỏ, mang phơi khô. Mỗi lần dùng cho một nắm nhỏ vào đun sôi với nước trong 5 phút.

Lưu ý: Măng cụt còn chứa thành phần đường khá cao vì vậy người béo phì nên hạn chế ăn quả này. Măng cụt cũng có thành phần kali tương đối cao, cho nên người mắc bệnh thận và tim mạch cũng phải thận trọng khi ăn.