Tại sao bạn cần chất sắt trong suốt quá trình mang thai?

Ngay cả trước khi mang thai, cơ thể bạn cũng rất cần sắt vì nhiều lý do:

- Sắt cần thiết để cấu thành hemoglobin và protein trong các tế bào máu và mang oxy đến các tế bào khác.

- Sắt là một thành phần quan trọng của myoglobin (một loại protein giúp cung cấp oxy cho cơ bắp của bạn), collagen (một loại protein trong xương, sụn và mô liên kết khác), và nhiều enzyme khác.

- Sắt sẽ giúp bạn duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Nhưng trong quá trình mang thai, bạn cần nhiều hơn các khoáng chất quan trọng này. Dưới đây là lí do:

- Lượng máu trong cơ thể của bạn tăng lên trong thời kỳ mang thai cho đến khi bạn có nhiều máu hơn gần 50% so với bình thường, vì vậy bạn cần nhiều sắt hơn để tạo ra nhiều hemoglobin hơn.

- Bạn cần thêm sắt cho bé và nhau thai của bạn phát triển, đặc biệt là từ tháng thứ 4 trở đi.

- Nhiều phụ nữ cần nhiều hơn vì họ bị thiếu sắt ngay cả trước khi họ mang thai.

- Thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ dễ dẫn đến sinh non, cân nặng trẻ sơ sinh thấp, và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao.

Bà bầu bổ sung chất sắt

Bạn cần bao nhiêu sắt?

Phụ nữ mang thai: 27mg sắt mỗi ngày.

Phụ nữ không mang thai: 18mg sắt mỗi ngày.

Bạn không cần phải tìm cách để có đủ lượng sắt như khuyến nghị mỗi ngày. Thay vào đó, lượng này tính trung bình trong quá trình của vài ngày hoặc một tuần.

Những nguồn thực phẩm chứa sắt

Thịt đỏ là một trong những nguồn sắt tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Gan chứa nồng độ sắt cao nhất, nhưng bởi vì nó có chứa một lượng vitamin A không an toàn nên tốt nhất bạn tránh ăn gan trong quá trình mang thai. Nếu ăn chay, bạn có thể bổ sung sắt từ các loại đậu, rau và ngũ cốc.

Bạn không cần phải ăn một lượng thịt lớn để đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày. Trong thực tế, chỉ thêm một ít thịt hoặc cá cho một bữa ăn sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ nhiều chất sắt được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác.
 
Bà bầu bổ sung chất sắt

Một vài lời khuyên để hấp thu được càng nhiều càng tốt sắt từ thức ăn

- Nên nấu ăn trong nồi/ chảo gang, đặc biệt là đối với các loại đồ ăn có vị chua và ở dạng lỏng.

- Tránh uống cà phê và trà trong bữa ăn. Chúng chứa các hợp chất có thể cản trở hấp thu sắt.

- Ăn thực phẩm giàu vitamin C (như nước cam, dâu tây, bông cải xanh) trong mỗi bữa ăn, nhất là khi ăn chay nguồn chất sắt như đậu - các vitamin C có thể làm tăng hấp thu sắt lên đến sáu lần.

- Nhiều loại thực phẩm lành mạnh có chứa "chất ức chế sắt", chúng có thể làm giảm lượng sắt cơ thể hấp thụ từ thức ăn giàu sắt khi ăn cùng nhau. Phytates trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, oxalat trong thực phẩm đậu nành và rau bina, và canxi có trong sữa là những chất ức chế sắt. Không cần phải cắt giảm những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống của bạn. Đơn giản chỉ cần ăn chúng với một loại thực phẩm có chứa vitamin C hoặc một lượng nhỏ thịt, gia cầm, cá.

Phụ nữ mang thai có nên bổ sung sắt?

Mặc dù cơ thể bạn hấp thụ chất sắt hiệu quả hơn trong thời gian mang thai, bạn có thể không nhận được đủ các khoáng chất từ ​​chế độ ăn uống. Nhiều phụ nữ khi bắt đầu mang thai, cơ thể họ không đủ sắt để đáp ứng nhu cầu gia tăng của cơ thể và không thể bổ sung đủ chỉ thông qua chế độ ăn uống.
 
Bà bầu bổ sung chất sắt

Điều gì xảy ra nếu cơ thể bạn thiếu sắt?

- Khi bạn bị thiếu sắt, sức khỏe sẽ bị giảm sút theo thời gian. Nếu bạn không còn có đủ sắt trong máu để sản xuất ra lượng hemoglobin cần thiết, bạn sẽ bị thiếu máu.

 - Thiếu máu thiếu sắt có thể hao tổn sức lực và gây ra một loạt các triệu chứng khác, đặc biệt là nếu nghiêm trọng nó cũng có thể làm cơ thể khó khăn hơn trong việc chống lại nhiễm trùng.

- Thiếu sắt cũng có thể có ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Thiếu máu thiếu sắt - đặc biệt là vào đầu hoặc giữa thai kỳ dễ dẫn đến nguy cơ sinh non, con nhẹ cân và tử vong ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

- Nếu bạn bị thiếu máu khi sinh con, bạn có nhiều khả năng cần truyền máu và có những vấn đề khác nếu bạn bị mất rất nhiều máu khi sinh. Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa thiếu sắt ở các bà mẹ và nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

- Nếu bạn bị thiếu máu nghiêm trọng, nó có thể gây nguy hiểm cho bé lúc sinh, tăng nguy cơ bị thiếu máu sau khi sinh và thể gây tổn thương tăng trưởng và phát triển nhận thức.